Page 297 - AllbertEstens
P. 297
Nhiệt động học với nguyên lý bảo toàn năng lượng (Robert
Mayer, 1842; James Prescott Joule, 1847; Hermann Helmholtz,
1847) và nguyên lý tăng entrôpi (Sadi Carnot, 1824; Lord
Kelvin, 1854; Rudolph Clausius, 1850 và 1865). Cách tiếp cận vi
mô (đi vào cấu trúc hạt của vật chất) với lý thuyết nguyên tử -
phân tử của John Dalton (1803) và Amedeo Avogadro (1811) và
lý thuyết động học chất khí được phát triển bởi Clausius,
Maxwell và Ludwig Boltzmann (nửa sau thế kỷ XIX) (cùng với
nhiệt động học) cũng đã tỏ ra là đúng đắn mặc dầu có sự chống
đối mãnh liệt của một sô' nhà bác học có uy tín lớn như Ernst Mach
và Wilhelm Ostwald (bắt đầu từ 1895).
Max Planck, người đã khai sinh cho lý thuyết lượng tử,
sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ vật lý học (1879), đã viết thư cho
thày dạy vật lý và người bảo trợ của mình là Philipp von Jolly
(1809-1884) để hỏi ý kiến về việc ông có nên đi theo nghề vật lý
lý thuyết hay không và đã nhận được lòi khuyên như sau [1-2]:
"Anh bạn trẻ, sao anh lại muốn hủy hoại cuộc đời mình như thế
? Vật lý lý thuyết thực tế là đã xong rồi, các phương trình vi
phân tất cả đều đã giải cả rồi. Mọi chuyện còn lại bây giờ là xem
xét những trường hợp đặc biệt riêng lẻ có liên quan đến những
thay đổi về các điều kiện biên ban đầu. Có đáng gì mà lại đi làm
một cái nghề chẳng có một triển vọng nào cả trong tương lai ?"
Cùng với sự phát triển của vật lý học được xem như "thực
tê đã xong rồi", một quan điểm duy lý, có thể hiểu được, về thế
giới (a comprehensible, rational view of the world) đã dần dần
hình thành trong cộng đồng khoa học [3]. Quan điểm hay cái
nhìn ấy bao gồm một scT quan niệm về tự nhiên mà theo sự tổng
kết của J. Bronowski (tác giả gọi là các "nguyên lý" [4]; xem [5])
như sau.
Thứ nhất là quan niệm cho rằng tự nhiên diễn ra theo
một dây chuyền chặt chẽ của các biến cô" từ nguyên nhân đến