Page 92 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 92
xét giấy tờ người đi vào thành phố nghiêm ngặt. Nhưng giờ chúng tôi
đến là giờ bà con mua bán chở hàng vô thành rất đông. Chín Liên đón
một chiếc xích lô máy chở đẩy trái cây về Xóm Củi. Anh lái xe thấy hai
chị em tôi là con gái dưới tỉnh mới lên, lại không có đồ đạc nên nhận
chở. Xe chạy tới nơi, đó là một tiệm gạo ở mé sông, cửa còn đóng kín,
Liên bấm chuông, có người ra mở cửa ngay Vể sau tôi mới biết tiệm
gạo này của anh Tỷ, một cơ sở làm ăn tạo nguồn tài chính cho Đảng.
Anh Tỷ tiếp tôi như người thần cùng quê. Mấy người trong nhà thấy
tôi lạ, anh Tỷ nói ngay:
- Chị bà con của tôi dưới tỉnh mới lên.
Rồi anh gọi vọng ra phía sau nhà:
- Má ơi, chị Bảy đã lên tới rổi.
Gặp tôi, má anh Tỷ mừng lắm, bà hỏi đủ điều, nhất là về sức khỏe
của má tôi.
Anh đưa tôi vào phía sau, nơi có mấy căn phòng và chỉ;
- Chị Bảy ở phòng này, đừng ngại gì cả. Có việc cấn chị cứ đi, chừng
nào về thì vể. Nếu cửa đóng thì cứ nhấn cái chuông điện. Ai có hỏi, chị
cứ nói ở quê lên thăm má con tôi.
Sau khi ổn định chỗ ở, Chín Liên đưa tôi đến gặp đổng chí Xung
Phong và Nguyễn Oanh là hai đổng chí trong Thành ủy còn lại. Tôi
có hỏi thăm tin tức anh Quản Trọng Hoàng, đồng chí cho biết cụ
thể về phiên tòa và bản án tử hình dành cho anh Hoàng. Mặc dầu đã
đưỢc biết tin này nhưng tôi cố gắng giữ bình tĩnh để nghe cho hết
cầu chuyện.
Biết rằng đi làm cách mạng là chấp nhận hy sinh, nhưng tuổi đời
của anh còn quá trẻ, tôi thấy lòng đau đớn khôn cùng, và tự nhắc
mình phải tiếp tục sự nghiệp của anh còn bỏ dở. Từ đó qua chín
Liên lần lượt tôi liên lạc đưỢc nhiều cơ sở Đảng trong nội ngoại thành
như ở Đức Hòa có đổng chí biện Tranh, ở bàu Trai có đồng chí Mậu,
Quảng; ở phố sáu mươi căn (nay là đường Lê Thánh Tôn) có đổng chí
Chế thợ đóng giày; ở Thủ Dẩu Một có đổng chí Mai, Phú; và may sao
tôi gặp lại Hổng Minh, Hổng Phước, đổng chí Đoàn cũng lên Sài Gòn
tìm bắt liên lạc lại với Đảng.
Tiếng sóng bủa ghénh 91