Page 88 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 88
quần áo, làm liên tục ngày đêm để có tiển đỡ đẩn cho cuộc sống má
tôi, mong bà vơi đi phần nào nỗi đau khổ, lo lắng cho từng đứa con.
Từ lúc còn ở trong tù, mỗi khi nghĩ tới cảnh hiu quạnh, sống thui
thủi một mình của má, tôi không cẩm được nước mắt, đã có mấy lần
tôi thắm nghĩ ra khỏi tù, tôi sẽ về nhà ở luôn để chăm sóc, an ủi mẹ già
vì đã có mấy anh chị em đi hoạt động cũng đủ rồi.
ở nhà được vài hôm, lòng lại thấy bồn chồn, bứt rứt. Nhìn thấy
mỗi một hiện vật còn sót lại trong nhà, cảnh cũ người xưa với bao kỷ
niệm của “thuở ban đẩu” lại ùa vể trong tầm trí của tôi. Nhìn vào tấm
vách, nhớ lớp học chính trị lần đầu ở nơi đây dưới cờ Đảng tôi đã thề
với tất cả lòng thành: “Suốt đời hy sinh phấn đấu cho sự nghiệp giải
phóng giai cấp, dân tộc và tổ quốc”; nhớ chi bộ Mỹ Quới như mái
ấm gia đình với từng gương mặt thần thương. Sau Khởi nghĩa Nam
kỳ, anh Năm bị án khổ sai chung thân đày đi Côn Đảo, anh Trần Văn
Thành (tức Hổng Dân) bị giặc giết, anh Quản Trọng Hoàng bị kết
án tử hình, không biết kẻ địch sẽ thi hành án lúc nào! Đứng sát bức
vách này anh Hoàng với giọng nói từ tốn đã từng giảng bài “chủ nghĩa
cộng sản sơ giải”. Tôi không ghi chép từng câu mà nhớ từng ý như:
“Là người cộng sản, ở đâu có quần chúng là mình sống được và hoạt
động được”. Từ thuở đó tôi đã thẩm nghĩ: mang ơn má có công sinh
thành, dưỡng dục, còn ánh sáng chân lý của cuộc sống thì tiếp nhận
từ anh Hoàng, anh Bảy và từ đó mà tự giác, hồ hởi đi theo con đường
của Đảng.
Bỗng nghe tiếng má giục vào ăn cơm, và chính trong những bữa
cơm cùng với những buổi tối được nghe má tâm sự tôi như càng thấm
đậm thêm tội ác của kẻ thù và tình làng nghĩa xóm trong nạn dân ách
nước. Anh chị em tôi đều tứ tán, đi hoạt động cách mạng mỗi người
một nơi, anh thứ sáu bị lộ phải lánh đi nơi khác. Sau khi anh Trần Văn
Bảy anh rể thứ năm bị đày ra Côn Đảo, chị Năm tôi và ba cháu nhỏ
bị bọn tể truy lùng, tìm bắt cốt để buộc người lớn phải ra đầu thú.
Chúng dọa bắt được mấy đứa nhỏ là bỏ vào cối quết để tìm cho ra
mấy người dì của chúng. Các cháu nhỏ xíu phải lẩn trốn ở bờ ở bụi
suốt ngày đêm; em thứ tám của tôi - Ngô Hiển Nhân - cũng bị giam
Tiếng sóng bủa ghénh 87