Page 90 - Tiếng Sóng Bủa ghềnh
P. 90
chui xuống sàn nước, lần ra bờ mương, bò ra ruộng lúa núp đẳng sau
mả ông ngoại con.
Ngừng một lúc như để lấy hơi nói rõ thêm ý nghĩ của người mẹ đã
từng trải trong cuộc đời:
- Má biết con đường tụi bầy đi còn nhiều chông gai, hiểm nguy bất
trắc, tụi bây có ý tưởng lo cho dần cho nước, nên má không cản ngăn
đầu, mà cản ngăn tụi bây sao đưỢc!
Nghe má nói đến đây tôi thấy khấp khởi trong lòng. Biết nói gì
thêm với má, người mẹ gan góc của vùng đất Nam bộ kiên cường!
Bao ý nghĩ âm thầm trong tôi không chỉ má đã rõ mà còn chia sẻ vun
bồi. Tôi chỉ biết ôm chầm lấy má chẳng biết thưa lời nào để nói lên
được niềm kiêu hãnh có được một bà mẹ như má.
Bên ngoài cuộc sống của hai má con như chẳng có gì thay đổi,
nhưng tôi cũng đã tìm cách nhắn cho chị Năm tôi và em thứ chín của
tôi hiện đang hoạt động ở Sài Gòn biết là tôi đã vể đang ở với má. Sau
đó chị em tôi liên lạc thường xuyên với nhau thông qua một người bà
con lên xuống mua bán trên Sài Gòn.
Tháng mười hai năm 1941 Chín Liên viết thơ vắn tắt cho biết qua
tình hình hoạt động đang có nhiều chuyển biến thuận lợi. Cũng năm
này lãnh tụ Nguyên Ái Quốc vể nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng,
chủ trì hội nghị Trung ương lần thứ tám, lập Mặt trận Việt Minh (Việt
Nam độc lập đồng minh); kêu gọi đoàn kết toàn dần, không phần biệt
đảng phái, tôn giáo, dân tộc, tiến tới tổng khởi nghĩa đánh đuổi Nhật
Pháp, giành độc lập.
Do đang còn bị quản thúc, má lại ốm đau tôi nấn ná thêm một thời
gian và tìm cách thoát ly mà không bị tể xã làm khó dễ.
Đẩu năm 1942, Chín Liên gởi thơ về kêu tôi lên Sài Gòn để tiếp
tục hoạt động, tôi mừng quá. Nhưng tôi còn băn khoăn vì sức khỏe
của má, may sao Tám Nhân vừa ra khỏi tù, đã động viên tôi: “Có em
ở với má, chị cứ yên tầm mà đi”.
Tôi đến gặp hương quản Hợi - người mà tôi phải trình diện hằng
tháng tại địa phương - để xin phép. Thấy tôi chỉ ở nhà làm nghể may
Tiếng sóng bủa ghénh 89