Page 64 - Xã Hội Việt Nam Thế Kỷ XVII
P. 64
và mọi người được vui mừng sung sướng. Trong tuần chợ 15
ngày này không ai kiện cáo nhau và các nhân viên đểu đóng
cửa, nếu có xảy ra việc gì khẩn yếu và có ai gây ra tội đại ác
thì các quan thẩm phán xét đoán qua loa kết tội rất nặng rồi
đuổi nguyên bị đi để cố cho sang năm mới không còn việc gì
phải xem xét giải quyết nữa. Bọn thưởng phạm mắc tội nhẹ
không quan trọng có thể tự do ra khỏi ngục mà không bị truy
cứu nữa. Những bọn phạm nhân bị hành hình trước ngày Tết,
các việc hộ không bàn cãi đến nữa, để lùi lại và thôi luôn thể.
Chiều hôm ba mươi Tết, mọi người đều trổng trước nhà
một cây khô, hoặc một cái sào trên ngọn buộc một cái giỏ bé
(không phải một lá cờ nhỏ) chung quanh có viển giẫy mã,
lóng lánh như kim tuyến, cái giỏ và giấy trang kim này buộc
ở trên ngọn sào có ý nghĩa là tiêu trừ tà ma ra xa chỗ nhà ở
cũng như cắm bổ nhìn trên ruộng gai hay những đất mới
vãi hột để đuổi chim chóc. Nếu không có cái vật đáng sỢ này
trấn áp ở trước cửa thì thế nào ma quỷ cũng xông vào nhà để
gieo tai vạ suốt năm, thảng hoặc có ai quên không trồng nêu
thì mọi người sẽ chỉ trỏ người ấy và sẽ bàn tán ầm ĩ lên rằng
nhà người ấy có ma.
Cũng để trừ tà ma họ đem vôi tôi rồi quét trắng lên trên
ngạch và đầu cột cửa, vẽ chi chít lên chung quanh đấy nhiều
hình con mèo (?) họ gọi là ấn tín của trời và hình ảnh Thích
Ca (Xaca)... Họ tin rằng những hình ấy có thể ngăn cản tà
ma không vào được nhà, còn muốn khu trục những tà ma đã
nhập vào nhà rồi thì trên các cột nhà họ dán những hình thù
ghê gớm dưới có biên chữ rất lạ rất khó hiểu để nguyền rủa
và dọa nạt tà ma và để thư phù những nhà nào bị ma quỷ ám.
Các ông già bà cả ma làm thì bỏ nhà lên núi hoặc đến trú ẩn
tại các đền chùa để trốn tránh “thương”, quỷ là kẻ thù của các
cụ già và chỉ tìm các cụ này để vật chết.
65