Page 178 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 178

Tôi nghiên cúu gì:  Khoa học ở mọi trạng thái của nó

      quanh anh ta.  Hơn một thế ki sau, mô thức của Einstein
     vẫn giữ nguyên giá trị.






      Giai điệu bí ẩn của vũ trụ


         Như vậy, khoa học tiến triển từ mô thức này tới mô
     thức khác. Vậy khi làm như thế liệu chúng ta có tới gần
     được chân lí hơn không? Tôi nghĩ là có.  v ề điều này tôi
     không đồng ý với Kuhn khi ông vứt bỏ khái niệm về mục
     tiêu của khoa học (mặc dù ông chấp nhận khái niệm mục
     tiêu  của  tiến bộ).  Với  tôi, khoa  học luôn hướng  tới  một
     mục tiêu rất xác định, đó chính là chân lí. Nó tiến tới chân
     lí một cách tiệm cận, tức là luôn tiến tới gần hơn nhưng
     không bao giờ đạt tới. Ví dụ, cách mà thực tại được mô tả
     trong thuyết tương đối của Einstein là gần với chân lí hơn
     so với cách của lí thuyết Newton, nhưng lí thuyết này lại
     sẽ không đầy đủ bằng một lí thuyết tương lai về hấp dẫn
     lượng tử - lí thuyết thống nhất cơ học lượng tử và thuyết
     tương đối. Thuyết Big Bang mô tả sự ra đời và phát triển
     của vũ trụ chắc chắn là  tinh vi và gần với thực tại hơn là
     vũ  trụ  có Trái Đất là  trung  tâm của Ptolemy hay vũ  trụ
     với Mặt Trời làm trung tâm của Copernicus. Mô thức này
     khi thay thế một hình mẫu cũ không nhất thiết là vứt bỏ
     hoàn toàn cái cũ. Như tôi đã nói, mô thức Einstein phải
     bao gồm tất cả những gì đã có của mô thức Newton khi


                                                        183
   173   174   175   176   177   178   179   180   181   182   183