Page 182 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 182

Tôi nghiên cứu gì:  Khoa học ờ mọi trạng thái của nó

      tới những dạng toán học rất đơn giản và đẹp đẽ - "dạng"
      mà tôi muốn nói tới ở đây là một hệ thống gắn kết chặt chẽ
      của các giả thiết, tiên đề, v.v... - mà chưa ai từng thấy trước
      đó, chúng ta sẽ không tránh khỏi nghĩ rằng chúng là thật,
     rằng chúng phát lộ một phương diện thực nào đó của  tự

      nhiên... Chắc chắn bạn cũng đã cảm thấy như thế: sự đơn
      giản tới mức đáng sợ và toàn bộ sự kết nối với nhau mà tự
      nhiên đột nhiên phơi bày trước chúng ta, trong khi chúng
      ta hoàn toàn chưa chuẩn bị gì cho điều đó". Albert Einstein
      củng đã viết ở đoạn cuối trong bài báo đầu tiên về thuyết
      tương đối rộng: "Tất cả những ai hiểu được lí thuyết này sẽ
     kliông thoát ra khỏi phép thuật của nó". "Trật tự hài hòa",
     "sự đơn giản", "sự gắn kết chặt  chẽ", "phép thuật":  từng
     ấy định nghĩa mà các nhà bác học lớn đã sử dụng để nói
     tới vẻ đẹp.
         Tới lượt mình, tôi cũng sẽ đưa ra những gì tôi coi là một
     'Tí thuyết đẹp". Thứ nhất, nó có vẻ là một tất yếu. Không
      thể thay đổi bất cứ điều gì mà không làm mất đi sự hài hòa
     và cân bằng của nó. Thuyết tương đối rộng của Einstein,
     theo ý kiến của tất cả các chuyên gia, là một công trình trí
      tuệ đẹp nhất từng được trí óc con người tạo ra. Bởi vì nó
     là tất yếu, không thể khác được. Sau khi đã chấp nhận các
     nguyên lí vật lí làm cơ sở cho lí thuyết của mình, Einstein
     không còn lựa chọn nữa. Như chính ông đã từng viết: "Sự
     lôi cuốn chính của lí thuyết nằm ở chỗ tự bản thân nó đã
     là đủ. Chỉ cần một kết luận nào đó của nó không đúng là
      ta đã phải  từ bỏ lí thuyết ấy. Thay đổi nó mà không phá


                                                        187
   177   178   179   180   181   182   183   184   185   186   187