Page 176 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 176

Tôi nghiên cứu gì:  Khoa học ở mọi trạng thái của nó


     định muốn gieo rắc sự rối loạn và làm lung lay công trình
     đã được xây dựng luôn gặp phải sự kliáng cự mạnh mẽ.
     Nhưng thật may mắn cho sự tiến bộ của khoa học, bởi vì
     phá không chưa đủ, còn cần phải xây dựng lại. Mà chuyện
    xây dựng lại trên đống đổ nát là không dễ dàng gì. Sự bảo
     thủ  này thường tód  mức những sự kiện  có  vẻ  "bất  bình
     thường"  sẽ  được ép đưa  vào khuôn khổ khái  niệm hiện
    hành, bằng cách thay đổi một cách võ đoán lí thuyết hiện
    có, khi những sự kiện  này không thể  bỏ  qua  được;  một
    trong những ví dụ điển hình là trường hợp Ptolemy, ông
    thêm vào hết vòng ngoại luân này đến vòng ngoại  luân
    klaác - các vòng có tâm chuyển động trên chính các vòng
    mà tâm của chúng lại chuyển động trên các vòng khác và
    cứ thế mãi - để giải thích chuyển động của các hành tinh
    xung quanh một Trái  Đất  đứng im  ở trung  tâm  của  thế
    giới. Tuy nhiên, sự chống lại các thay đổi này klaông tai hại
    như ta thoạt tưởng: nó tạo nên một cái van an toàn chống
    lại việc liên  tục đặt lại vấn  đề, gây ra sự đảo lộn thường
    xuyên làm trở ngại cho nghiên cứu khoa học. Đảm bảo cho
    klaoa học tiến triển một cách đúng đắn lúc bình thường, sự
    kháng cự này bảo vệ cho khoa học tránh được trạng thái
    hỗn độn liên tục làm cho khoa học trở nên tê liệt.
        Tuy nhiên, có một vấn đề được đặt ra: nếu như tôi đặt
    mọi sự kiện mới, mọi phát hiện mới trong một khuôn khổ
    quan điểm đã được thiết lập và không muốn lật lại nó, thế
    thì làm sao tôi có thể tiếp cận được chân lí? Khoa học cần
    phải tiến bộ. Klữ các kết quả  thực nghiệm mới tích tụ lại,


                                                       i8i
   171   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181