Page 172 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 172

Tôi nghiên cUu gì:  Khoa học ờ mọi trạng thái của nó


     người đọc không ana tường. Ngay cả nhan đề của bài báo
     cũng không thể mù mờ hơn: "Vượt qua những biên giới:
     hướng tới một chú giải vàn bản biến đổi của hấp dẫn lượng
     tử". Sokal gửi bài báo này tới tạp chí nghiên cứu văn hóa
     Sociaỉ Text. Những người biên tập chẳng hiểu mô tê gì và
     cứ thế cho xuất bản.
         Trò lừa đã được chính Sokal tiết lộ trong bài báo thứ
     hai,  xuất  hiện  trên  tờ  Lingua  Pranca,  một  tạp  chí  khác,
     trong đó ông đã giải  thích mục đích việc làm của  mình
     cốt để tố cáo sự thiếu nghiêm túc về mặt trí tuệ của một
     số nhà nghiên cứu khoa học xã hội và các triết gia ca ngợi
     chủ  nghĩa  tương  đối  văn  hóa.  Với  ý  định  làm  choáng
     ngợp người đọc và có được vai vế nhờ vào uy tín của khoa
     học, hay nói cách khác là vẽ vời cho mình cái vẻ bề ngoài
     khoa học, những nhà nghiên cứu và tư tưởng này đã lợi
     dụng các khái niệm khoa học, các hình ảnh và ẩn dụ vay
     mượn ở các ngành khoa học "cứng" như toán và vật lí để
     triển khai các diễn ngôn của họ. Thật không may, trong
     đa số các trường hợp, những khái niệm này họ lại chưa
     nắm vững và tiêu hóa kĩ, tới mức khi "nhập khẩu" vào các
     lĩnh vực khác - như các ngành khoa học xã hội và nhân
     văn  - và lại  được sử dụng  trong những ngữ cảnh hoàn
     toàn khác, chúng thường dẫn tới những phản nghĩa khoa
     học thô thiển nhất, và điều đó chi làm tối nghĩa  thay vì
     làm sáng tỏ những diễn ngôn của họ. Chẳng hạn, thuyết
     tương đối, cơ học lượng tử, lí thuyết hỗn độn hay thậm
     chí định lí của Godel thường được trích dẫn bởi các nhà


                                                        177
   167   168   169   170   171   172   173   174   175   176   177