Page 171 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 171

vo TRỤ VÀ HOA SEN

           biệt chủng tộc, chủ nghĩa phân biệt giới tính, chủ nghĩa tư
           bản, chủ nghĩa thực (dân, chủ nghĩa quân phiệt và đủ thứ
           "chủ nghĩa" khcác có thể tưcVng tượng ra. "Chủ nghĩa tương
           đối Vcăn hóa" này phủ nhận mọi sự tiếp cận với chân lí, dù
           ở bất kì lĩnh vực nào. Chẳng hạn, đối với lịch sử nước Mỹ,
           sẽ klaông tồn  tại  lịch sử của  người  da  đen mà  chỉ có lịch
           sử về người da đen so với  người da  trắng;  không có lịch
           sử về  phụ nữ, chi có lịch sử về nữ giới so với nam giới...
           Khi thiếu vắng các giá trị  phổ quát, thì chỉ các quan điểm
           cá nhân hay các nhóm cá nhân là có quyền được kể đến,
           và mọi quan điểm sẽ đều có giá trị ngay cả khi chúng đối
           nghịch nhau.
               Bực  mình  bởi  các  luận  điểm  này  đã  đụng  chạm  tới
           khoa học, nhà vật lí người Mỹ Alan Sokal của  trường Đại
           học New York, một trong những nhà khoa  học hiếm hoi
           đã theo dõi sát sao các cuộc tranh luận của những người

           thuộc chủ nghĩa  hậu hiện  đại về bản chất  của  khoa  học
           (phải thú nhận rằng đa số chúng tôi đều quá bận bịu với
           công việc nghiên  cứu  của  mình  nên kliông  có  thời  gian
           quan  tâm tới những tranh luận có  tính hàn lâm này)  đã
           quyết định làm chấn động dư luận bằng cách lật tẩy sự
           trống rỗng vô nghĩa của câu chuyện này. Năm 1996, ông
           đã dựng ra một trò lừa dưới dạng một bài báo nhái, được
           viết theo đúng phong cách "tối tăm" mà các nhà hậu hiện
           đại ưa dùng, chứa đầy những câu vô nghĩa về mặt khoa
           học. Nhưng những điều này được giấu kín trong các câu
           văn cầu kì có vẻ sâu sắc và không thổ bác bỏ đối với những

           176
   166   167   168   169   170   171   172   173   174   175   176