Page 166 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 166
Tôi nghiên cứu gì: Khoa học ỏ mọi trạng thái của nó
hay tính hạt tùy thuộc vào hành động của người quan sát.
Nếu thiết bị đo được bật, ánh sáng có dạng hạt, còn nếu
kliông thì nó có dạng sóng, ở phương Đông, một nhà vật
lí theo đạo Phật sẽ không ngạc nhiên lắm bởi tình huống
này. Đối với anh ta, ánh sáng không có sự tồn tại riêng,
bởi vì nó tương thuộc với người quan sát, sự tương thuộc
vốn là một trong những nguyên lí cơ bản của Phật giáo.
Bởi vì mọi vật đều phụ thuộc lẫn nhau, không gì có thể
được xác định và tồn tại mệt cách tự thân. Do đó đương
nhiên bản chất của ánh sáng sẽ tùy thuộc vào hành động
quan sát của nhà vật lí. Trái lại, ở phương Tây, nơi mà ý
tưởng về một thực tại nội tại vững chắc đã bắt rễ bền
vững, tồn tại độc lập với mọi thứ và đặc biệt là với người
quan sát, thì khó có thể tưởng tượng được việc ánh sáng
có bản chất lưỡng tính, phụ thuộc vào hành động quan
sát. Tôi nghĩ rằng kliông phải ngẫu nhiên các cha đẻ của
vật lí lượng tử như Niels Bohr hay Erwin Schrodinger, đã
kêu gọi sự thống nhất tư tưởng giữa khoa học phương
Tây và triết học phương Đông. Họ đã nhận ra trong tư
tưởng phương Đông một lối thoát khả dĩ cho phép tránh
được nhiều nghịch lí gắn liền với cơ học lượng tử được
hiểu theo cách của phương Tây. Đối với Bohr, "song song
với các bài học của lí thuyết nguyên tử [...] chúng ta cần
phải quay về các vấn đề nhận thức luận mà các nhà tư
tưởng như Đức Phật và Lão Tử đã từng phải đối mặt,
bằng cách cố gắng làm hài hòa giữa vai trò người xem và
diễn viên trong vở kịch lớn cúa tồn tại".
1 7 1