Page 161 - Vũ Trụ Và Hoa Sen
P. 161
vũ TRỤ VÀ HOA SEN
Chớp sáng khoa học
Trong suốt cuộc đời klioa học, thường có một vài thời
điểm may mắn hiếm hoi khi sự tiếp xúc với thế giới các ý
niệm được thiết lập một cách bất ngờ: đột nhiên bóng tối
bao phủ xung quanh bạn hàng tháng trời bỗng tan dần và
bạn chợt thấy "mặt trời của trí tuệ" soi sáng. Bỗng nhiên,
bức màn bí mật được vén lên và lời giải của vấn đề mà bạn
đang vật lộn hàng tháng thậm chí hàng năm hiện ra trước
mắt, rõ ràng và chói lóa. Đó chính là phát minh khoa học.
Cuộc tiếp xúc ngắn ngủi với thế giới các ý niệm này
dường như rõ ràng nhất trong lĩnh vực toán học. Roger
Penrose đã mô tả nó như sau: "Tôi hình dung rằng khi trí
óc cảm nhận được một ý tưởng toán học, nó sẽ tiếp xúc với
thế giới Platon của những khái niệm toán học... Những
chân lí vĩnh cửu này dường như đã tồn tại từ trước trong
một thế giới thanh khiết". Sự tiếp cận chân lí diễn ra một
cách chớp nhoáng, đầy bất ngờ, vào thời điểm người ta ít
mong đợi nhất. Nhà toán học người Đức Carl Gauss đã
mô tả cảm hứng bất ngờ của ông sau nhiều năm vô vọng
nghiên cứu về một định lí của số học như sau: "Giống như
một tia chớp, câu đố đã được giải đáp. Thậm chí tôi cũng
không thể nói được kết nối nào đã dẫn dắt từ những cái
tôi đã biết tới những cái làm nên thành công của tôi". Sự
bất ngờ, chớp nhoáng và chắc chắn ngay lập tức là những
đặc tính của chớp sáng toán học. Ví dụ về nhà toán học
người Pháp Henri Poincaré đáng để ta nhắc lại thêm một
166