Page 408 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 408

sử chép khi cải táng cố quân thấy da  thịt  nát cả,  chỉ  còn quả
         tim  không  nát,  vẫn  đỏ  như  thường.  Ai  trông  thấy  cũng  động  lòng
         thương xót.
               Khi  đem  mả  thái hậu,  vua  và  hoàng tử  về nước  thì  hoàng phi
         Nguyễn  Thị  Kim,  trước  đi  theo  vua  không  kịp,  ẩn  núp  ở  đất  Kinh
         Bắc, nay lên đến ải quan đón rước, về Thăng Long, nhịn ăn mà tự tử.
               Ngày  21  -  11  âl,  rước  mả "cô" quân,  thái  hậu,  hoàng  phi  và
         hoàng tử về táng (í làng Hàm Trạch thuộc Thanh  Hoa.
               Quang Trung đã  phá tan quân  xâm  lăng mượn tiếng phù Lê,
         trong nước vẫn còn  một sô" cựư thần mưu  sự phục  Lê.  Lê  Duy  Chí,
         em ruột Chiêu Thông,  đưỢc thố tù giúp  đỡ, chiếm  cứ châu  Bảo Lạc
         (Cao  Bằng)  đánh  phá  vùng  Cao  Bằng,  Tuyên  Quang,  năm  1789,
         đắp  đồn  luỹ,  tích  trữ  lương  thực,  khéo  lẩn  lút  nơi  rừng  núi  khi
         nhiều  lần quân  đội  tiến đánh.  Năm  1790.  Duy  Chí liên  kết với các
         lãnh  chúa  Vạn  Tượng,  Trấn  Ninh,  Quy  Hợp  mưu  đánh  úp  Nghệ
         An.  Năm  1791,  đô"c trấn Nghệ An Trần  Quang Diệu  tiến  đánh vào
         vùng  Trân  Ninh,  tiến  sâu  vào  đất  Vạn  Tượng.  Đạo  khác  kéo  lên
         tiêu diệt căn cứ Bảo L<ạc.  Lê Duy Chí bị bắt sông với  một sô thô tù.
               Các  toán  phục  Lê  khác:  Lê  Ban  ở  Nghệ  An,  Trần  Quang
         Châu,  Dương Đình  Tuấn  ở  Hải  Dương,  Bắc  Giang,  anh  em  Phạm
         Đình Đạt ở Lạng Giang cũng đều lần lượt bị trấn áp.
               ĐỨC ĐỘ VUA QUANG TRUNG -  Quang Trung  là  vua  anh  dũng,
         lấy vũ lược  dựng nghiệp,  có biệt tài  dụng binh,  kén  chọn  võ  tướng
         giỏi,  lại có  độ  lượng,  rất  am  hiểu  việc  trị  nước,  trọng  dụng  những
         người  hiền  tài  văn  học.  Khi  ra  bắc,  nhiều  sĩ  phu  Ngô  Thì  Nhậm,
         Phan  Huy  ích,  Vũ  Huy  Tấn,  Nguyễn  Thế  Lịch.  Trẩn  Bá  Lãm,
          Nguyễn  Bá  Lân...  được  trọng  dụng.  Thái  độ  cầu  hiền  của  Quang
         Trung  rõ  rệt  nhất  trong  việc  mòi  Nguyễn  Thiếp  ra  giúp  việc.
          Nguyễn  Thiếp,  danh  sĩ  đất  Nghệ  An,  từng  đậu  giải  nguyên,  làm
         huấn  đạo  rồi  tri  huyện  dưới  thời  Lê,  Trịnh.  Bất  mãn,  từ  quan  về
         ẩn  trên  núi  Bùi  Phong,  huyện  La  Sơn,  Hà  dTnh,  chuyên  việc  dạy
          học,  nổi  tiếng  học  vấn  uyên  bác,  người  ta  gọi  là  La  Sơn  phu  tử.
          Quang  Trung  biết  tiếng,  nhiều  lần  sai  người  mang  thư  và  lễ  vật
          đến  mòi  ra  giúp  việc  nước.  Lời  trong  thư  vòi,  rất  nhũn  nhặn,  tha
          thiết.  Ông không nhận  lễ,  từ chô"i  không ra.  Đến  khi  đăng cực,  lại
          mấy  lần  ân  cần  mòi  nữa.  cảm  lòng  thành  thực  của  nhà  vua,  ông
          có  đến  bái  yết,  khuyên  vua  nên  lấy  nhân  nghĩa  trị  dân  trị  nước.
          Quang Trung tôn  kính  ông  như bậc  thầy và việc  chính  trị  thường
          theo  ý  ông  đã  trình  bày.  Năm  1791,  ông  nhận  chức  viện  trưởng

          408
   403   404   405   406   407   408   409   410   411   412   413