Page 404 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 404
sau lại là người họ xa (dòng dõi ông anh vua Ivê Thái Tổ). Không có
riêng lực lượng gì, không nắm được quán đội, các vua Hậu Lê trước
sau hoàn toàn chi’ có hư vị. Mọi quyền hành trị nước đều do nhà chúa.
Đến vua Chiêu Thống được nhà Tây Sơn trả lại quyền chính thì lại vô
tài bất đức không giữ được quyền, sau lại đi cầu viện nhà Thanh bên
Trung Quốc, rước voi về giày mồ. May nước nhà còn có người anh
hùng Quang Trung ra tay kinh tế, giữ vững được nền độc lập, khỏi bị
sa vào vòng nội thuộc nhà Mãn Thanh.
Đoàn quân Vân Nam, Quý Châu do ô Đại Kính chỉ huy đóng ở
mạn Vĩnh Yên nghe tin đại quân Than tan vỡ bỏ chạy, cũng vội vã rút
lui về nước, ngược dòng sông Hồng. Quân ta không kịp đánh đuổi theo.
Chiều mùng 5 tết, Quang Trung áo bào đen xạm khói thuốc
súng dẫn đại binh cùng 80 thớt voi vào thành Thăng Long. Sang
ngày khai hạ, mùng 7, làm lễ ăn mừng chiến thắng.
Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân chạy về nước, đến Phượng Nhỡn
(Bắc Giang) bị cánh quân của đô đôc Lộc đón đường chặn đánh. Sĩ
Nghị vội quang cả sắc thư, ấn tín, cò hiệu bản đồ, cùng hộ hạ luồn
rừng chạy về biên giới.
Chỉ trong 5 ngày đêm, từ 30 đến mùng 5 tết, quân dân ta
dưới sự chỉ huy của người anh hùng áo vải Quang Trung đã quét
sạch 29 vạn quân Thanh ra khỏi bò cõi. Đâv là chiến công oanh
liệt vào bậc nhất trong lịch sử chông ngoại xâm. <
Vua Quang Trung Nguyễn Huệ trong 4 năm hai lần đại
thắng quân xâm IvíỢc Xiêm La và Mãn Thanh, làm vẻ vang cho
giống nòi, thật là một vị anh hùng kiệt xuất, tiếng thơm để lại
muôn thuở về sau.
VIỆC BANG GIAO VỚI NHÀ THANH BÊN TRUNG QUỐC - Quang
Trung toàn thắng quân Thanh, vào Thăng Long hạ lệnh chiêu an,
gọi những người Hoa trôn tránh ra thú, đều cấp cho áo mặc, lương
ăn. Quân ta có bắt được ấn tín của Tôn Sĩ Nghị bỏ lại. trong các
giấy má, có tờ mật dụ của Càn Long căn dặn Sĩ Nghị. Xem tờ
chiếu này thấy rõ vua Thanh chang vị gì nhà Lê, chang qua chỉ
mượn tiếng để lấy nước ta. Quang Trung bảo với Ngô Thì Nhậm:
Nay quân Thanh bị ta đánh thua, tất lấy làm xấu hổ, chắc không
chịu để yên. Hai nước đánh nhau thì chỉ khổ dân. Vậy nên dùng
lời nói khéo, để khiến cho khỏi sự binh đao. Đợi mươi năm nữa,
nước ta dưỡng sức được phú cường rồi thì ta không cần phải sỢ
chúng nữa.
404