Page 358 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 358
200 quan. Tàu ở các nước phương tây lại phải nộp 8.000 quan, lúc
về 800 quan.
Thuế ấy chia làm 10 thành, 6 đem vào kho, còn 4 nộp cho
quan lại, binh lính đã coi việc thu thuế.
THÔN TÍNH ĐẤT CHAMPA - Sau khi ốn định quyền thông trị miền
Thuận Quảng, thế không thề đánh lên phía bắc, Nguyễn Hoàng và
con cháu đánh lẫn vào phía nam mỏ mang lãnh thổ cai trị.
Nước Champa sau cuộc xâm lược của quân đội Lê Thánh
Tông năm 1471, bị chia làm 3 nước nhỏ: Charnpa, Nam Bàn và
Hoa Anh, càng ngày càng suy yếu.
Viện cớ người Chăm thường hav sang cưỏp phá miền ven
biển Thuận Quảng, năm 1611, Nguyễn Hoàng sai tướng đánh
xuôAg chiếm vùng đất rộng, đặt làm phủ Phú Yên, chia làm hai
huyện Đồng Xuân và Tuyên Hoa.
Năm 1653, trong khi quân Nguyễn đang phải chông lại quân
Trịnh vào đánh, vua Champa Bà Thấm kéo quân sang đánh Phú
Yên. Chúa Hiền Phúc Tần sai cai cơ Hùng Lộc đem 3.000 quân
vào đánh. Quân Nguyễn kéo vào sâu đôt. phá kinh thành và truy
đuổi quân Chăm đến tận sông Phan Rang. Bà Thấm xin hàng,
được giữ đất phía nam Phan Rang. Chúa Hiền chia đất mới chiếm
thêm làm 2 phủ: Thái Khang và Diên Ninh, sau đổi là Diên
Khánh, Khánh Hoà ngày nay.
Năm 1639, vua Chăm là Bà Tranh bỏ không tiến công. Chúa
Phúc Chu sai tống binh Nguyễn Hữu Kính đi đánh, hắt được Bà
Tranh đưa về Phú Xuân, chiếm nốt phần đất còn lại của Champa.
Chúa Nguyễn đổi đất mới chiếm làm Thuận Phủ, cử mấy viên quan
người Chăm làm Khâm Lý, đề đôc giữ phủ này, hắt phái đối y phục
theo như người Việt, để phủ dụ ngrtòi bản xứ. Qua năm sau, lại đổi là
Thuận Thành trấn. Năm 1697, đặt phủ Bình Thuận, lấy đất Phan Rí,
Phan Rang làm huyện lệnh Yên Phúc và huyện Hoà Đa.
Từ đấy, nước Champa mâT hẳn, người Chăm trỏ thành một
sắc dân thiểu sô" Việt Nam.
CÔNG CUỘC MỞ RỘNG NAM VIỆT VÀ VIỆC BANG GIAO VỚI Nước
CHÂN LẠP - Nước Chân Lạp nằm ở phía nam và tây nam nước
Champa, ở vào quãng dưới sông Mê Công, lắm sông, nhiều ngòi,
ruộng đất phì nhiêu. Từ thê kỷ VIII đã chia làm hai; Lục Chân
Lạp và Thuỷ Chân Lạp. Từ thê kỷ IX đến XII, thông nhất, mở giai
đoạn hưng thịnh dài với nền văn hoá phát đạt. Đến thê kỷ XIV,
Chân Lạp suy yếu dần. Đất đai mới được khai thác một phần.
358