Page 354 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 354
quyết dùng đại binh dứt môì loạn. Sau khi chuẩn bị kế hoạch và
lương thảo, năm 1769 mơ cuộc tấn công quy mô vào núi Trình
Quang, sai Bùi Thế Đạt thông lĩnh đâ't Nghệ An. Nguvễn Phan
Chánh đốc lĩnh đất Thanh Hoa, Hoàng Đình Thê đốc binh đất
Hưng Hoá, cả ba đạo cùng tiến sang đánh Trấn Ninh. Khi quân
Trịnh đến vây, Lê Duy Mật định cứ giữ hiểm không ra đánh,
không ngờ người con rể là Lại Thế Chiêu phản bội, mở cửa luỹ cho
quân Trịnh vào đặt đại bác bắn vào thành trong và khép chặt
vòng vây. Lê Duy Mật không sao thay đổi được tình thê, bèn cùng
vỢ con tự đôt mà chết, kết thúc 30 năm chống đôi họ IVỊnh.
MẤY CUỘC N ổl DẬY KHÁC - Thời Trịnh Sâm làm chúa, còn có
mấy cuộc nổi dậy khác.
Năm 1778, các thủ lĩnh Thúc Toại, Nguyễn Kim Phẩm, Trần
Xuân Trạch cầm đầu hàng vạn dân vùng đồng bằng ven biển,
đánh phá vùng Yên Quảng, lại vượt biên đánh vào huyện Giao
Thuỷ, bắt đưỢc quan trấn Yên Quảng Đặng Đình Việt, phá quân
trấn Sơn Nam của Ngỗ Đình Hoành. Trịnh Sâm phải sai mấy viên
tướng đem quân thuỷ bộ đến đàn áp. Chúng rút lui về phía bò
biển, hoạt động trong một thời gian nữa.
Năm 1785, ở Yên Quảng lại nổ ra cuộc nổi dậy lớn của Thiêm
Liêm có đến hàng chiếc thuyền hoạt động vùng ven biển. Sau lại
có thủ lĩnh là Sơn đem quân sáp nhập, thanh thế mạnh mẽ, kéo
dài cho đến khi quân Tây Sơn ra hắc.
Ó Thái Bình, có thủ lĩnh tên là Du hội họp lực híựng nối dậy
đánh bại quân Trịnh ở Trà Lý, tuyên b(): “không đôt phá làng mạc,
chỉ cướp của nhà giàu đem nuôi dân đói”, được dân nghèo hưởng
ứng rất đông. Quân Trịnh đàn áp không nổi, phải dùng mưu cho
người thân thuộc của Du nhập vào hàng ngũ ám hại thủ lĩnh.
CÔNG NGHIỆP HỌ NGUYỄN () MIỀN nam
Trong khi họ Trịnh làm chúa Đàng Ngoài thì họ Nguyễn
cũng làm chúa Đàng Trong, tuy không xưng là hoàng đế. nhưng tô
chức chính quyền như triều đình riêng hiệt. Có sự chia cắt đất
nước, nhưng các chúa Nguyễn có công lao mơ rộng bò cõi từ Phú
Yên đến Cà Mâu, Hà Tiên.
LẬP DINH ĐỊNH PHỦ - Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ
Thuận Hoá, đóng dinh ở làng Ai Tử, huyện Đăng Xương, quảng
Trị. Năm 1570, dời vào làng Trà Bát cùng huyện, tức là Cát Dinh.
Năm 1626, chúa Sãi dời về làng l’húc An, huyện Quảng Điển, cách
354