Page 349 - Việt Sử Kỷ Yếu
P. 349
Lê diệt Trịnh”, cầm đầu đám nông dân đấu tranh ở vùng đông bắc,
thanh thê mạnh, làm chấn động cá một phương, vẫy vùng khắp
miền Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Đông, Hưng Yên ngày nay. Năm
1740, các tướng Trịnh Nguyễn Trọng Uông, Nguyễn Hữu Nhuận,
Phạm Hữu Tá kéo quân đến đánh Tuyến ở Binh Ngô (Gia Bình) bị
thua to. Bọn Nhuận bỏ chạy (sau trở về hị tội). Nguyễn Trọng
Uông cố đánh, tử trận. Nguyễn Tuyên thừa thắng kéo quân xuông
đánh các huyện Thượng Phúc, Phú Xuyên, nhưng không lợi. Chia
quân đóng tại mọi căn cứ, Nguyễn Tuyển đóng quân ở Phao Sơn
thuộc Chí Linh. Cừ ở Đỗ Lâm, huyện Cia Phúc (nay là Gia Lộc)
làm đồn luỹ liên lạc với nhau. Mỗi người đều có đến hàng vạn
quân. Thế lực ngày càng mạnh. Tuyển, Cừ đánh thẳng xuốhg
Hồng Châu, Khoái Châu. Quan quân Trịnh mấy lần tiến đánh,
đều không nổi. Nhiều người bị bắt.
Mãi đến năm 1745, thôKg lĩnh Hải Dương Hoàng Nghĩa Bá
mới phá được các đồn Phao Sơn, Ninh Xá và Gia Phúc. Tuyển
thua chạy rồi chết. Vũ Trác Oánh đi đâu không ai hiết. Cừ chạy
lên Lạng Sơn, mấy tháng sau trở về Đông Triều, hết lương, vào
nấp ở núi Ngoạ Vân, bị Phạm Đình Trọng đem về kinh làm tội.
NGUYỄN DANH PHƯƠNG - Năm 1740, Tế và Bồng nổi dậy ở Sơn
Tây (xưa gồm cả Vĩnh, Phúc Yên), lực lượng khá lớn. Tướng Vũ Tá
Lý đi đánh cả hai ở huyện Yên Lạc. Thủ hạ có Nguyễn Danh
Phương, tục gọi là Quận Hẻo, nguyên là nhà nho nghèo, đem dư
đảng về giữ núi Tam Đảo, chiêu mộ quân, tích trữ lương, một mặt
sai người về kinh xin hàng. Trịnh Doanh biết giả dôi, nhưng bấy
giò có Cầu và Chất đang quấy rôl ở miền đông và miền nam, lại
liên lạc với nhau, nên cũng tạm cho hàng. Danh Phương rảnh tay
xây đắp thành luỹ, rèn đúc khí giới tăng cường lực lượng. Năm
1744, số^ quân lên đến vạn người, Danh Phương về giữ vùng Việt
Trì, lấy huyện Bạch Hạc. Đốc xuất Sơn Tây Văn Đình úc đem
quân đến vây đánh. Danh Phương chạy sang giữ làng Thanh
Linh, huyện Bình Xuyên, lập đại đồn ơ núi Ngọc Nội, giáp hai
huyện Bình Xuyên và Tam Dương, trung đồn ở đất Hương Canh,
ngoại đồn ở đất Uc Kỳ tự xưng là Thuận Thiên khải vận đại nhân,
dựng cung điện, đặt quan thuộc, thu các thứ thuế ở đất Sơn Tây
và Tuyên Quang, như một triều đình. Thanh thế lừng lẫy trong
non 10 năm.
Năm 1750, sau khi bình được cầu và Chất, Trịnh Doanh cùng
Hoàng Ngũ Phúc, Nguyễn Nghiễm, Đoàn Chú chỉ huy bổh đạo
349