Page 99 - Việt NamVăn Minh Sử
P. 99

Mỗi nhóm nhỏ nhỏ sẽ tụ lại  mà ở trong một hang động nào đó.
               Những bộ lạc khác chậm chân, hang động nào cũng bị chiếm cả thì
         bát  buộc  phủi  tới  sống  trên  những  ngọn  đồi  trong  các  thung  lũng.  Địa
         hình khu  Phong  Châu  hiện nay,  còn cho  ta  thấy  những  đồi  cao nhô trên
         đất bàng ở ven sông. Ta có thể hiểu rằng vết chân của người Giao Chỉ đầu
         tiên đã đặt lên đây.  Bởi lẽ nước sông lên vào những mùa nước lũ thì chỉ ở
         đây  mới  không  bị  ngập  nước.  Cây  cối  hoa  mầu,  gia  súc,  nhà  cửa  mới
         không bị trôi đi.
               Nhưng  cũng  bởi  ở đày  không  có  hang  động đá,  người  ta  sẽ  không
         đủ sức chống chọi  lại với thú dữ hay giặc cướp nếu ở lẻ  loi  quá.  Cho nên
         bắt buộc họ đã phải sống tụ lại thành làng, và điểu bắt buộc nữa tạo thành
         đạc điểm của làng Việt Nam là làng có hàng rào tre bao bọc.
               Hiện  nay,  trên  đường  từ  Vĩnh  Yên  lên  Thác  Bạc  ở  núi  Tam  Đảo,
         người ta còn gặp những thửa ruộng  làm trên đồi, theo những  bậc cao dần
         lên. Ây là nền nếp làm ăn xưa còn sót lại .








                                                                           '" .k ịs ^ • -Ị
                                                                       ' * ■ * '























                             Ánh chụp vùng dồi đất ở Vĩnh Yên


                    Khu  đất  bằng  dưới  chân  đồi  do  phù  sa  bồi  dắp  hồi  đồng  bằng
                    đang  thành  hình,  đã  có  thổ  bị  ngập  hết  vào  mùa  nước  lũ  và  ở
                    mùa  nước cạn còn bị thuỷ triều xâm nhập, chưa cày cấy được.
                    Người xưa đã làm ruộng ở trên đồi.
          104
   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104