Page 98 - Việt NamVăn Minh Sử
P. 98

DÂN SỔ
          Các triều  đình  của  ta xưa không  Icàm  kiểm  kê dân  số. Thường  làng
    nào biết dân số của làng ấy, mà cũng chỉ biết đại khái để dùng con số đại
    khái  ấy  mà  nộp thuế cho chính  quyền.  Các viên  chức ở làng  mới  nương
    theo đấy mà làm chuyện phù thu lạm bổ.
          Theo LẠch Triều Hiến Chương của Phan Huy Chú năm  1660, vua Lê
    có  ban  sắc  dụ  cho  các  làng  lập  tờ khai  thật  đííng  dân  số,  lại  nói  rõ  là
    không truy thu những số thuế của ai nắm trước chưa khai, và thuế đinh và
    điền vẫn chỉ  lấy theo  lệ cũ để cho thấy  lượng khoan  hồng của triều đình.
    Vậy  lý  trưởng  và quan  huyện  sở tại  không  được  ẩn  nặc,  ai  ẩn  nặc  sẽ  bị
    trừng phạt, còn những người nào cố ý giấu giếm dê’ không có tên trong sổ
    bạ, khi có việc kiện tụng, các quan án sẽ  không nhận đơn của họ.
          Vậy mà cũng chẳng có kết quả dứng nào cả.
          Năm  1773,  nhà  vua  cho  làm  việc  kiểm  tra  gắt  gao  thì  dân  chúng
    xôn xao và có một người xưng là vua thuế nổi  lên làm giặc, đến nỗi triều
    đình phải bỏ không kiểm tra nữa.
          Nay  muốn  tìm  biết  dân  số ở thời  Hùng  Vương tại  Phong  Châu  thì
    thật là việc khó'" .
          Có  lẽ dân Giao Chỉ ở đồng  bằng Bắc Bộ trong đời Hùng Vương rất
    thưa thóft.  Không hẳn vài chục người, thì cũng chỉ vài trăm người, đến số
    ngàn  là  nhiều,  ở  lưa  thưa  trên  các  ngọn  đồi,  rồi  trồng  trọt  hoa  mầu  và
    sinh sản đông dần ra.
          Không  có  những  thiên  tai  như động  đất,  lụt nước,  giặc  giã,  thì chỉ
    một ngàn năm, đã thấy dân số từ trăm người lên đến triệu.

    SỤ THÀNH  HÌNH CỦA  NHỮNG  CÁI  LÀNG

          Những  bộ  lạc  đến  vùng  có  hang  động,  tức  là  có  địa  thế  ẩn  núp
    chống chọi với thú dữ và giặc cưófp thì sẵn chỗ ở thiên nhiên rồi.


      Theo tài  liệu  của Trung  Hoa, đồng bằng  Bắc  Bộ ở đầu thế kỉ  I có 92.440 nóc gia,
    746.237 người  .  Sang cuối  thế kỷ  III có 25.600 nóc gia, khoảng năm 610, có 23.000
    nóc  gia và  85.000 dân, đầu  thế kỷ  thứ VIII có  30.000 nóc  gia,  năm  726  và 27.000
    nóc gia năm 742, với  108.000 dân.  Năm  807 có 28.000 nóc gia.
       Những  con  số này  đã  không  thể  nào  coi  là đúng  được,  vì  có  đâu  dân  .số  lại  sụt
    khi đáng lẽ phải tăng  lén.
       Theo  lời  dẫn  của  H.Maspéro,  Nguyễn  Trãi  trong  .sách Dư Địa Chí cho dân  số ở
    đời  tiền  Lê  là  5.006.500  tráng  dinh,  đời  Lý  là  3.300.100  và đời  Trần  là 4.900.000
    tráng đinh, còn toàn dân  là khoảng  15.000.000.
       Mặt  khác,  khi  nhà  Minh  xâm  lăng nước ta năm  1408,  tướng Trương  Phụ  có ghi
    số dân  là 3.120.000 người  Việt, và 2.087.500 người Thổ,  Mán,  Mường, ở sơn cước.
                                                                           103
   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103