Page 97 - Việt NamVăn Minh Sử
P. 97
Di hài thường dân thì chôn giấu giếm ở các khu đất chỉ con cháu
mới biết. Các tù trưởng mới xây được mộ. Nhưng không bao giờ chôn xác
người chết trong hang động đá, vì họ coi là nơi của Thần Tiên. Còn chôn
ở trong lòng các đồi đất là ký thác cho Thần gìn giữ cho không kẻ nào
dám đến phá.
BỘ LẠC CANH NÔNG
Trong nội bộ của bộ lạc canh nông sống định cư trên khu dất trồng
trọt được đã có sự chuyển mình từ thị tộc mẫu hệ sang phụ hệ. Đời sống
của người đàn ông không bị đe doạ vì những tai nạn như khi săn bấn và
chài lưới. Mà người đàn bà thì những thời thai nghén sinh sản đã làm cho
yếu đi, không thể quán xuyến được việc trồng trọt hoa màu. Cho nên xu
hướng chính của đời sống canh nông là lôi kéo người con trai, ở lại nhà
mình, và bao nhiêu vợ mà anh lấy cùng bao nhiêu con đều trở thành nhân
công để sản xuất cả.
Việc chuyển dịch này là rất quan trọng, nó quyết định sự tiến hoá
của canh nông. Nếu không chuyển dịch được thì gia đình sẽ rã rời ra, mọi
người đều ăn xổi ở thì, không trồiíg trọt gì được để ăn về lâu dài mà chỉ
săn thú, bắt cái ăn ngay lúc ấy mà thôi.
Vậy đặc tính thứ nhất của bộ lạc canh nông là gia đình phụ hệ.
Đặc tính thứ hai là tư hữu tài sản về ruộng đất. Trong đời sống du
mục và săn bắn, người ta giết được con thú trên bất cứ mảnh đất nào chỉ
mang con thú đi là xong, không cần biết đất của ai. Nhưng trong đời sống
canh nông, cây cối đã do bao nhiêu công săn sóc của người mới mọc
được để người hưởng thụ hoa màu về lâu dài, năm này năm khác, thì cây
là của người đã đành, nhưng đất mà cây mọc cũng phải được nhận là của
tư hữu của người nữa. Ví thử có con thú đến phá hại cây cối trên sở đất tư
sản của người ta thì khi giết được, người ta cũng thấy có quyền đối với
thịt của nó. Đó chính là đầu mối bất hoà giữa bộ lạc canh nông và bộ lạc
săn bắn, nó gây ra chiến tranh và đẩy bộ lạc Giao Chỉ canh nông về
Phong Châu.
Đặc tính thứ ba của bộ lạc canh nông là tìm về những khu đất ven sông
cho tiện canh tác. Như thế tức là phải lìa xa hang động đá, tìm đến những
đồi cao làm nhà, mà nếu đồi cao hết chỗ, phải ở chỗ thấp thì phải làm nhà
sàn cho khỏi bị nước ngập, hoặc nếu phải ở trên nước thì làm nhà nổi.
Đặc tính thứ tư của bộ lạc canh nông nữa là sự sống tụ lại thành
làng để nương tựa lẫn nhau, giúp nhau về nhân công và cùng chống chọi
với thú dữ, giặc cưófp.
102