Page 100 - Việt NamVăn Minh Sử
P. 100

Làng với nhà ởlụ cả trên đỉnh  đồi, còn ruộng thì theo sườn đồi. Khi
      người  đồng  hơn,  làng  lớn dần,  lan  xuống dưới,  ruộng -lại  lan xuống thấp
      hơn.  Khi  ruộng không thể xuống hơn được, người ta lại đi khai phá ngọn
      đồi  bên  cạnh  để  lập lại  làng  khác.  Và khi  hết  đồi,  bấy  giờ người  ta mới
      lưu ý đến những giồng đất là những dọc đất cao do nước sông bồi lên (khi
      còn thấp gọi  là những con trạch , khi cao và lớn không thể ngập nước nữa
      thì gọi  là giồng).  Người  ta  lập làng trên những giồng đất ấy.  Và đến đấy
      là bắt đầu đã kinh nghiệm ra nước lớn vào những tháng nào trong năm, để
      chừa những tháng ấy ra, mà canh lác trên những ruộng không bị ngập.
            Sau này người đông hơn nữa và thiếu chỗ ở, người ta mới  phải  làm
      nhà sàn nơi đất trũng, dù biết rằng mùa nước thì ngập, để rồi kinh nghiệm
      lại  dạy  người  ta  cách  đắp đê  ngăn  nước  cùng  tính  nước  triều  lên  xuống
      mà làm ruộng.
            Sách  An  Nam  Chí  Nguyên  của  Cao  Hùng  Trưng  chép  rằng:  ‘‘‘‘thời
      mà  đất Giao  Chỉ chưa  thành  quận  huyện  (tức  là  chưa ở trong  vòng  nội
      thuộc  nhà  Hán)  cố  những  ruộng  do  nước  triều  lên  xuống  và  chừa  ra.
      Ní^ười cày cấy  ruộng ấy lù dân Lục, n^ườì cai trị dân ấy là vua Lạc, các
      quan  hầu  văn  là  Lạc  háu,  cúc  tướng  vỗ là  Lạc  tướng  , phong tục  thuần
      phác, thắt nút để ghi nhớ công việc”.

      ĐỜI SỐNG  BỘ LẠC

            Xét như thế , ta có thể phỏng đoán rằng họ Hùng Vương chỉ mới  là
      một họ tù ừưởng lãnh đạo cả đám dân. Họ ấy cùng với gia đình đã có thể
      ở cả trên đồi Nghĩa Cương, rồi  lan dần qua các đồi có làng Thanh Mai, Vi
      Cương,  Tiên  Cương,  Văn  Cương,  Bô  Sao,  Lương  Đài,  Diễm  Xuân.  Còn
      các tù trưỏíng và bộ lạc khác theo họ khác thì ở trên những ngọn đồi khác,
      rải  rác về phía Phúc Yên (tức  là Phong Khê),  Bạch Hạc (tức là Mê Linh)
      v.v... Tất cả đều lấy canh nông làm nghề căn bản.
            Giữa  họ  Hùng  Vương  và  các  họ  khác  ở  xa  nhau  cả  cây  số.  Mùa
      nước  lũ  lên thì  đồi  cao như những cô đảo ở giữa biển nước  mênh mông.
      Mùa khô thì cây cỏ mọc tràn khắp cả. Đường liên lạc chỉ là những đường
      sống trâu ngoằn ngoèo giữa hai bên cỏ rậm. Làm sao tạo thành liên hệ để
      thiết lập chủ quyền trên cả khu Phong Châu ấy?
            Nếu  cùng một  lúc ấy mới  có nhiều  bộ lạc đến  cư ngụ  trên  địa  bàn
      có  sự  cách  biệt  nhau  như  thế,  chưa  chắc  họ  Hùng  Vương  đã  được  dân
      chúng suy tôn mà có thể có họ khác được hưỏfng danh dự ấy cũng nên.
            Ó đây, họ Hùng Vương được suy tôn làm thống lĩnh thì hẳn phải có
      cái  công  dẫn  dắt  tất  cả  từ phía dưới  tới  đây.  Hoặc  dòng  họ  này đa đinh

                                                                             105
   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105