Page 42 - Việt Nam Văn Hoá Sử Cương
P. 42

sông mới, hoặc là phá hẳn cả đê  để cho nưóc lụt bồi cao
   những  vùng  đồng  thấp,  đòi  xưa  đã  từng  có  người  khởi
   nghị,  cùng  là  trồng  cây  đê  giữ  nước  mưa,  đào  đập  đê
   ngăn nưóc sông, các phương sách ấy đều bị bác cả.  Hiện
   nay  Chính  phủ  định  phải  bồi  bổ  đê  cho  cao  hơn  mực
   nước  lụt  cao  nhất,  và  mặt  đê  ở  trên  phải  rộng  được  7
   mét.  Nhưng đối  với  một hệ  đê  có  hơn  2000  kilômét,  thì
   việc bồi bổ ấy không phải là dễ dàng.
      Ngày xưa việc đắp đê là việc công ích, cứ bắt dân phu
   đi làm.  Ngày nay có thầu  khoán  lãnh  trưng nên những
   người làm đê là lao động ăn công.  Song những khi khẩn
   cấp  như  mùa  lụt  mà  đê  gần  vở,  thì  các  dân  phu  cũng
   phải xuất lực mà bảo hộ lấy đê.  Nhờ Chính phủ và nhân
   dân hiệp lực để kiểm soát và hộ vệ đê điều cho nên ngày
   nay nạn lụt cũng đã hơi giảm bớt.
      Dẫn thủy - Ruộng lúa cần phải có nước luôn luôn, cho
   nên  từ  thượng  cổ  dân  ta  đã  lo  tìm  cách  đem  nước  vào
   ruộng.  Không rõ buổi đầu người ta  dùng những phương
   pháp  gì,  song ta  có  thể  chắc  rằng  những  cách  tát  nước
   và dẫn nước người nhà quê thường dùng ngày nay đã có
   từ lâu lắm.
      Hiện nay người  nhà  quê thường lấy nước ở các  vũng,
   ao,  hồ  và  sông bằng  sức  người,  chứ  không  hề  dùng  sức
   súc vật,  vì súc vật chỉ đủ để cày bừa thôi,  ớ  các nơi mặt
   nước không thấp hơn mặt ruộng mấy người ta dùng gàu
   kèo hay gàu sòng. Một người tát nưóc mỗi ngày làm việc
   bảy giò thì có thể tát được một thước khối.  Nếu phải tát
   nước  vào ruộng cho  được  một  phân,  thì  một  mẫu  ở  chỗ
   tát nước dễ dàng hơn hết,  cũng phải tốn bốn ngày công.
   Nếu phải tát nước lên ruộng cao hơn mặt nưốc trên bôn



   44
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47