Page 85 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 85

88   .        VỂ  CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH  CHIẾN TRƯỜNG...



            không  quá  vài  nghìn  ngườh  họ  có  thể  huy  động  được  đông
            đảo dân chúng nhưng không có tổ chức vũ  trang đủ để đương
            đầu với trang bị vũ khí của Pháp. Trong lúc nước Pháp đang ở

            trạng  thái  kiệt  quệ  sau  chiến  tranh,  chỉ  cần hai  sư  đoàn  là  đủ
            đánh  chiếm  những  địa  bàn  chiến  lược  trọng  yếu,  tiếp  đó  dựa
            vào  lưc  lượng  tại  chỗ  là  có  thể  bình  định  các  miền  của  đất
            nước Việt Nam.
                Trong thâm tâm, De Gaulle cũng muốn huy đông tổng lưc,

            tiến  hành  cuộc  chiến  tranh  chớp  nhoáng  đè  bep  đối  phương
            để ra oai với thiên hạ, nhâd là các nước nhược tiểu vốn là thuộc
            địa  của  Pháp,  nhưng  “lực bất tòng tầm' đành  giao  cho  Blaizot,
            nguyên Tham mưu trưởng dội quân thuộc địa của Pháp ở Đông

            Dương, một tên tướng ù lì, bât tài đứng ra thành lập Sư đoàn bộ
            binh  thuộc  địa  Viễn  Đông  (DICEO).  Nguồn  nhân  lực  tuyển
            dụng nhắm  vào  30.000 Việt kiều  cư trú  trên đất Pháp,  chủ  yêu
            là  8.000  lính  tập  đưa  sang  phục  vụ  “mẫu  quốc”  trong  Chiến
            tranh  thế giới  thứ hai.  Qua  thăm  dò,  3.000 người  trong  sô" binh

            lính này muốn ở lại Pháp làm ăn, 5.000 người  muôn hồi hương
            để về  với  vỢ  con  sau  nhiều  năm  xa  cách,  không  ai  muốn  tiếp
            tuc cầm súng bắn vào đồng bào mình.  Do vậy, đối tượng tuyển
            dụng  họ  đành  phải  nhắm  vào  người  Phi,  lính  cũ  của  phát  xít

            Đức,  Italia.  Người  ta  đã  nhìn  thấy  Giuseppe  Botlai,  cựu  nghị
            viên  của  nghị  viện  phát  xít,  tổng  đốc  ở  La  Mã,  tay  phải  của
            Moussolini,  mang  một  cái  tên  mới  là  Bataglio,  đóng  chức  cai
            trong đội quân lê  dương của  Pháp.  Hắn còn được  tặng thưởng
            huân chương về những thành tích tàn sát người Việt Nam.
                Ngày  11-11-1944,  De  Gaulle  gặp  VVinston  Churchill,  Thủ

            tướng  Anh  tại  điện  Elyées,  tiếp  đó  từ  ngày  2  dến  ngày  10-12
            gặp  Stalin  ở  Moscow,  ký  Hiệp  định  Pháp  -  Xô,  những  tưởng
            vị  thê" đã  được  xác  lập,  hy  vọng  thuyết  phuc  được  Mỹ  trang
   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90