Page 87 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 87
90 VỂ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHlẾN TRƯỜNG...
không ít những tướng lữih, sĩ quan thoát thai từ những lò đào
tạo của chủ nghĩa đế quốc, nặng lòng vị kỷ và yêu nước mù
quáng vẫn tán dương quan điểm của Albert Saraut, Bộ
trưởng Bộ Thuộc địa, rằng: “Chính công cuộc chinh phục
thuộc địa đã đào tạo nên phần lớn những vị tướng lữih vĩ đại
đã đưa chúng ta đến chiến thắng và đã từng được dư luận
nước Pháp ca tung chiến công và thanh danh khi họ đưa
ngọn cờ của chúng ta đi khắp đất Á, trời Âu” thì Leclerc lại tỏ
ra không đồng tình với tuyên bố của De Gaulle tại Brazaville
hồi tháng 1-1944: “M ọi khả năng phát triển ngoài khôi nước
Pháp nhất thiết phải gạt bỏ” và chủ trương mà De Gaulle
khẳng định ngày 8-6-1945, “xác lập chủ quyền của Pháp ở
Đông Dương”.
Trước việc Tổng thống Truman công nhận Philippines là
một quốc gia tự do ngày 4-7-1945 và chính sách cởi mở của
Anh ở Myanmar, Leclerc đã giao ngay cho các sĩ quan thân
cận nghiên cứu kỹ quan điểm của Mỹ và Anh đối với các
thuộc địa. Trong bữa cơm thân mật tại nhà riêng, ông rất tán
thành những lời tâm huyết của Dione - bạn ông: “Không thể
dùng biện pháp quân sự đơn thuần, phải hết sức thông minh,
nhẹ nhàng và có lương tâm... Một đất nước đã bị vắt kiệt bởi
những con đỉa Nhật Bản, phải mang đến cho họ một bầu
không khí trong lành”.
Ông không hào hứng khi được De Gaulle giao nhiệm vụ
tổ chức lưc lượng viễn chinh nhưng không bứt ra được khỏi
vòng xoáy của chính trường nước Pháp với tư cách một quân
nhân. Đến ông trùm cánh tả, thành viên của Chính phủ Pháp
đương thời cũng đã vỗ vai động viên ông: “Cognez, cognez
ỉort" (đánh di, đánh mạnh vào). Leclerc mang tâm trạng phân
đôi khi đứng ra chiêu binh mãi mã để hình thành đội quân