Page 84 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 84

Chương 2: v m u v m  DE  HAUTECLOQUE LECLERC                     87



           -  Ngày  22-3-1884,  các  tướng  Millot,  Negrier,  Briere  de  risle
       mang  6.000  quân,  trang  bị  đại  bác  của  hãng  Krupp  chia  nhiều
       ngả mới đánh nổi thành Bắc Ninh.

           -  Hưng Hóa  là  một tòa  thành  xây  bằng  gạch,  lớp  trong cao
       4m,  lớp  ngoài cao  2m  có hàng rào  tre,  mỗi bề  dài 400m mà  hai
       trung  tá  Thesmar  và  rÉclair  không  hạ  nổi,  phải  điều  thêm  lữ
       đoàn  của  Briere  de  risle và  tiếp  đó  là  lữ đoàn của  Negrier đến
       tăng cường mới chiếm được thành.

           - Trận Lạng Sơn và Tuyên Quang (ngày 1-1-1885), 600 quân
       bị  loại  trong  đó  có  27  sĩ quan;  trận  Bắc  Lệ  (ngày  23-6-1884),
       24 quân nhân chết, 71 bị thương.
           Theo họ, dân số Việt Nam đến năm 1943 là 22.600.000, gấp 3
       lần  năm  1883,  dân  trí  đã  thay  đổi  nhiều,  do  đó  phải  có  một

       quân  đoàn  viễn  chinh  được  tổ  chức  với  quy  mô  lớn  mới  thưc
       hiện đưỢc cuộc tái chiếm Việt Nam.
           Môt ý kiến khác cũng từ cuộc xâm lăng Việt Nam thế kỷ XIX
       đã  khẳng  định  việc  tái  chiếm  Việt  Nam  chỉ  cần  những  cuộc

       hành  quân  bình  định,  không  nhâl  thiết  phải  có  một  lực  lượng
       lớn. Họ dẫn chimg là sau khi Henri Rivière đánh chiếm Hà  Nội
       bằng một lực  lượng nhỏ bé,  Balny  d’Avricourt chỉ mang 56  tên
       lính  đã  chiếm  được  Himg  Yên,  Phủ  Lý,  Hải  Dương;  Haute
       Peerille đánh Ninh Bình bằng 9 tên lính, một canông 40mm và 6
       quả  đạn;  Harmand  hạ  Nam  Định  bằng  25  tên lính  thủy và  100

       tên lính dõng.
           Sau  khi  Nhật  thế chân  Pháp  ở  Việt  Nam,  ảnh  hưởng  của
       Pháp  tại  đây  không  phải  đã  châm  dứt.  Các  tầng  lớp  địa  chủ
       quan  lại,  những  người  đứng  đầu  các  giáo  phái,  giới  chức  các

       cấp  đã  từng cộng tác và  ăn lương của  Pháp, những cường hào,
       kỳ  mục ở  các  làng bản vẫn còn hy  vọng Pháp quay  trở lại.  Lực
       lượng chống đối Pháp  tại Việt Nam chỉ là một tổ chức chính trị
   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89