Page 83 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 83
86 VỂ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG...
sớm muộn phe Trục cũng thất bại, nên chủ trương xúc tiến
thành lập một lực lượng viễn chinh thay cho đội quân thuộc
địa đã tan rã, đang lưu vong hoặc nằm trong các nhà tù của
Nhật. Các quan chức trong chính quyền của De Gaulle như
Giraud, Catroux, René Massigli, André Philippe, René
Mayer, Jean Monnet, Couve de Murville đã có cuộc bàn thảo
về quy mô của đội quân này.
Môt phía từ cuộc xâm lăng Việt Nam thế kỷ XIX, cho rằng
số dân Việt Nam năm 1883 có khoảng 7.100.000 người, triều
đìrửi nhà Nguyễn tuy bạc nhược nhưng ở những nơi có tổ
chức đề kháng, quân Pháp với ưu thế tuyệt đối về người và
trang bị cũng phải mâb nhiều ngày và tốn nhiều người mới có
thể hạ được một đồn trại, một thành lũy của quân Việt. Họ
dẫn chiing:
- Trận đánh Sài Gòn ngày 10-2-1859, quân Pháp đã phải sử
dụng hai quân đoàn, một do phó đô đốc Rigault de Genouilly
từ Đà Năng theo đường biển vào, một quân đoàn khác của Tây
Ban Nha do đại tá Lanzarotte chỉ huy từ Campuchia tiến sang
với 2 phân hạm đội {Division navale), 3 pháo hạm, 3 tàu vận
tải, 1 thông báo hạm, 4 liên đội pháo cỡ lớn, 3 cỡ nhỏ, 1 liên
đội bích kích pháo nhưng đã phải chiến đâu suốt bảy ngày.
Riêng trận Kỳ Hòa ngày 24-2-1861 do phó đô đốc Pháp
Charner và đại tá Tây Ban Nha Palanca chỉ huy với 1 trung
đoàn và 3 tiểu đoàn mà trầy trật mới hạ nổi đồn.
- Tại Bắc Kỳ ngày 2-12-1883, đại tá Bichot và trung tá Belin
có trong tay 5 tiểu đoàn và 600 ngụy binh, 7 liên đội pháo mà
không hạ được nổi thành Sơn Tây xây theo kiểu Vauban. Đô
đốc Courbet phải tăng cường 1 trung đoàn nguy, các xạ thủ lê
dương và đã phải qua bốn ngày với 320 tên bị loại (80 tên chết,
240 tên bị thương) mới chiếm được thành.