Page 86 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 86
Chương 2: DE HAUTECLOQUE LECLERC 89
bị vũ khí, phương tiện vận tải cho hai sư đoàn sẽ được thành
lập chứ không chỉ một sư đoàn đầu tiên. Trớ trêu là Roosevelt -
Tổng thống Mỹ, và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng
Mỹ đã có ý đồ đặt Việt Nam dưới chế độ ủy trị do Tưởng
Giới Thạch trực tiếp quản lý để tiện bề thao túng và không
muốn Pháp trở thành cường quốc nên đã khước từ đề nghị
của De Gaulle.
Blaizot chỉ chiêu mộ được 600 tên lính người Phi, hình
thành cái gọi là Binh đoàn nhẹ can thiệp bằng vũ lực, nhờ
quân Anh dưa từ Alger dến Candy (Ceylan) và một phái đoàn
quân sư đặt bên cạnh Bộ Tư lệnh Đông Nam Á của dô đốc
Mountbatten với danh nghĩa phối hỢp hoạt động cùng quân
Anh trên chiến trường châu Á, thưc chất cũng chỉ là dựa dẫm,
tranh thủ sự giúp đỡ của Anh để thực hiện âm mưu tái chiếm
Việt Nam.
Trước những thâ't bại liên tiếp của Nhật trên mặt trận
Thái Bình Dương, giờ hành động tới gần mà lưc lượng viễn
'
7
’
'
'
chinh cua Pháp do Blaizot thành lập vân chưa thành hình, Uy
ban Quốc phòng Pháp quyết định phải thành lập gâ'p Quân
đoàn Viễn chinh Pháp ở Viễn Đông (Corps Expédionnaire
Pranẹaise Extrême - Orient - CEEEO), giao cho Leclerc tổ chức
thực hiện.
Từng trải qua cuộc chiến tranh chông phát xít bảo vệ đât
nước, đã từng chứng kiến 55 vạn người Pháp vô tội chết dưới
bom đạn và 7 triệu người mâ"t nhà cửa phải ly tán, chỉ riêng
năm 1942 một nửa triệu dân Pháp đã bị bắt sang Đức làm lao
động khổ sai, 225.000 người Pháp ngã gục trong các trại tập
trung Buchelwald, Dachan, Orianenburg..., Leclerc ít nhiều
có quan điểm khác biệt với những tên thực dân có nòi bảo
thủ và những viên tướng khát máu. Trong lúc trên đất Pháp