Page 81 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 81
84 VỀ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHIẾN TRƯỜNG...
Blaizot, trang bị vũ khí, thuốc nổ điện đài, đêm Noel 1944 sẽ
xâm nhập Đông Dương tạo cơ sở. ông ta cũng đã phái De
Langlade nhảy dù xuống Lạng Sơn ngày 6-7-1944 liên lạc với
Mordan, cử ông ta làm đại diện của De Gaulle tại Đông Dương,
ép Decoux hỢp tác và chuẩn bị cho việc Pháp trở lại Đông
Dương. Theo Champeaux, ngày 22-9-1945, một chỉ huy đội biệt
kích là đại úy Pierre Messmer đã bị ta bắt, sau được tha ữở
thành Bộ trưởng của Chính phủ Pháp (trong cuộc đàm phán tại
Đà Lạt và Pontainebleau có Messmer là thành viên của phái
đoàn Pháp, nhưng trong danh sách Chính phủ Pháp các năm
1946 - 1947 không thấy tên Messmer).
Nhân danh Tổng thống Đệ tứ Cộng hòa, tại lâu đài Chaillot,
ngày 11-9-1944 De Gaulle long trọng tuyên bố: “Sẽ mang lại
quyền lợi cho mọi người, cả nam lẫn nữ, được sống và làm việc,
nuôi dạy con cái trong yên bình và phẩm cách”, nhưng dã tâm
tái chiếm Việt Nam lại được ông công khai bộc lộ trong cái gọi
là “quỵ c h ế m ới cho các thuộc địa Pháp .
Trước những nguyên tắc được xác định và những thỏa
thuận ngoài lề của các hội nghị những người đứng đầu các
nước lớn chiến thắng phát xít gồm Mỹ, Anh, Liên Xô tại
Teheran từ ngày 28-11 đến ngày 1-12-1943 và tại Krym từ ngày
4-11 đến ngày 2-12-1945 không nhất trí để Pháp tiếp tục áp
dụng chế độ thốhg trị tại Việt Nam\ ngày 24-3-1945, De Gaulle
trong bài diễn văn ở Brazaville đã giở giọng đường mật: “Chính
nước Pháp là quốc gia được vị thần bất tử chỉ định cho các sáng
kiến từng bước một nâng con người lên đỉnh cao của phẩm cách
1. Bemard Fall trong cuốn Chiến tranh Đồng D ương dẫn nguồn tư liệu
Poreign Relations o f the United States, The Coníerences in Cairo and
Teheran 1943, VVashington, 1961.