Page 77 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 77
80 VỂ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH CHlẾN TRƯỜNG...
chuông. Sáng ngày 25-8, Leclerc đầu đội mũ sắt mang phù
hiệu sư đoàn thiết giáp và lon Trung tướng dẫn đầu đơn vị
tiến vào Paris trong sự đón chào nồng nhiệt của dân chúng.
Philippe De Gaulle (con tướng De Gaulle) và đại úy Alain de
Boissieu đã chỉ huy đơn vị đánh chiếm nốt các ổ đề kháng, bắt
tướng Von Scholtitz, chỉ huy quân khu Paris tại Hotel Maurice,
dẫn giải về nhà ga Mont Parnasse, nơi đặt sở Chỉ huy của
Leclerc ký văn bản đầu hàng. “Người dân Pháp cười lăn cười
lóc, cười đến giàn giụa nước mắt vì nước Pháp được giải
phóng và đưỢc hoàn lại địa vị của mình trước vạn quốc. Họ
cười sự chiến thắng của mình, mà cũng cười sự thất bại của
quân địch” (Marcel Pagnol).
Ngay chiều hôm đó, De Gaulle tới tru sở Bộ Chiến tranh tại
phố Saint Dominique, nơi ông sẽ đặt cơ quan chính phủ. Hôm
sau De Gaulle tới Khải hoàn môn viếng những chiến sĩ vô danh
đã ngã xuống cho nước Pháp. Bên cạnh De Gaulle cao lênh
khênh, chống chiếc baton là Leclerc nhỏ thó trong bộ quân phục
câ"p tướng đi tháp tùng.
Ngày 8-9-1944, dưới quyền tướng Mỹ Devers, Quân đoàn 7
(Mỹ), Quân đoàn 1 (Pháp) cùng Sư đoàn thiết giáp của Leclerc
tiến tới Dijon, biên giới Pháp - Thụy Sĩ. Sau những trận chiến
đấu ở Andenne chống đạo quân của Thống chế Runds Tedt,
ngày 23-11-1944, Leclerc đã vinh dự kéo ngọn cờ ba sắc lên đỉnh
nhà thờ Strabourg.
Leclerc được phong quân hàm đại tướng, được thay mặt
cho nước Pháp cùng đại diện các nước Đồng minh tiếp nhận sự
đầu hàng của Nhật Bản.