Page 73 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 73

76            VỂ CÁC TỔNG Tư LỆNH, Tư LỆNH  CHIẾN TRƯỜNG.



               Sinh  năm  1902  trong  một  gia  đình  quý  tộc,  Leclerc  tốt
           nghiệp  Trường  Võ  bị  Saint-Cyr  khóa  109  (1922  -  1924),  gọi  là

           khóa  Metz  et  Sưabourg.  Năm  1936,  Chính  phủ  bình  dân  lên
           cầm  quyền,  để bảo  đảm vị  trí  cường quốc  của  Pháp  trước  tình
           hình Hitler chiếm vùng Rhenanie (ngày 7-3-1936), đã chấp nhận
           kiến  nghị  của  De  Gaulle  xây  dưng  một  đội  quân  nhà  nghề  và
           những binh  đoàn thiết giáp chuyên nghiệp nhằm  đáp  ứng yêu
           cầu của chiến tranh. Leclerc được giao chỉ huy một trong hai sư

           đoàn thiết giáp mới hình thành và  từ đó, cuộc  đời binh nghiệp
           của ông ta gắn với binh chủng này trong chiến tranh giải phóng
           nước Pháp và cả trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
               Rất  tâm  đắc  với  quan  điểm  của  De  Gaulle  trong  tập  sách

           được  xuất bản  năm  1924,  “Có chiên  tranh  m ới phân  biệt được
            tướng tài giỏi,  tướng yếu kém ” nên khi  phát xít Đức  tẵh công
           Ba  Lan,  Anh  -  Pháp  tuyên  chiến  với  Đức  (ngày  3-9-1939),
           Leclerc xin xung trận, coi đây là dịp để tự khẳng định mình.
               Từ  ngày  10-5  đến  ngày  24-6-1940,  Đức  huy  động  136  sư

           đoàn  (3,3  triệu  quân,  2.580 xe tăng,  7.378  pháo, 3.824 máy bay)
           mở chiến cuc tiến công liên quân Anh - Pháp - BỈ ở Tây Âu với
           lực  lượng  147  sư  đoàn  (3.785.000  quân,  3.099  xe  tăng,  14.544
           pháo  và  3.791  máy  bay)  nhằm  thôn  tính  các  nước  Bắc  và  Tây

           Âu, loại Pháp khỏi chiến tranh, buộc Anh ký hòa ước có lợi cho
           Đức. Trên hướng đột kích chủ yếu, Đức tập trung ưu thế áp đảo
           về binh lực, 45 so với 16 sư đoàn, đột phá Sephan qua Bắc Pháp
           tiến tới biển Manche, bao vây Dunkerque (ngày 20-5-1940).  Một
           bộ phận quân Anh và Pháp phải vứt lại khí tài, theo đường biển
           sang Anh.

               Pháp còn lại  71  sư đoàn cùng hai binh đoàn của Anh rút về
           phòng  thủ  tuyến  sông  Somme  và  sông  Elbe.  Ngày  5-6-1940,
           Đức  sử  dung  10  sư  đoàn  xe  tăng,  6  sư  đoàn  cơ  giới  mở  chiến
   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78