Page 74 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 74
ơ j £/í# 7 ^ 2 PHILIPPE d e h a u t e c l o q u e l e c l e r c 77
dịch tiến công chọc thủng phòng tuyến, tiến sâu vào nội địa.
Trong chiến cục, phía Pháp bị chết, bị bắt 1.631.000 quân,
Leclerc và binh đoàn thiết giáp của ông ta không lập được chiến
công nào đáng kể.
Ngày 10-6-1940, Chính phủ Paul Reynaud rời Paris về Tour.
Ngày 14-6 ra lệnh bỏ ngỏ Paris. Ngày 16-6, Tổng thông Lebrun
mời Pétain - nguyên Tư lệnh Tập đoàn quân 11, từng tham
gia trận chiến đấu quyết liệt từ tháng 2 đến tháng 12-1916,
chống 18 sư đoàn quân Đức, bảo vệ Verdun (miền Đông Paris)
trong cuộc chiến tranh Pháp - Đức (1914 -1918) đang nghỉ hưu
đứng ra "cứu nguy nước Pháp. Verdun được giữ vững có thể
do Nivelle, Tổng tư lệnh quân đội Pháp (1916 - 1917) đã phát
động một cuộc tấh công trên sông Somme khiến Đức không
còn đủ lực lượng đột phá Verdun, nhưng cũng do Pétain đã
tru được dưới những trận mưa đạn của Đức (chỉ từ 7 giờ đến
15 giờ ngày 21-2-1916, Đức đã bắn 2 ữiệu quả đạn vào Verdun).
Chiến thắng Verdun đã đưa Pétain từ cấp đại tá lên hàm
Thông chế, nay đứng ra đảm nhiệm chức vụ Quốc trưởng
‘‘trở cờ ’, thành lập chính phủ thân Đức, ngày 22-6-1940, chính
thức ký hiệp ước đầu hàng phát xít tại Compieng, giải tán
quốc hội, xóa bỏ chế độ cộng hòa. Theo hiệp ước, Đức chiếm
đóng trung tâm và Bắc Pháp, Chính phủ Pétain được kiểm
soát miền Nam nước Pháp, đặt trụ sở ở Vichy và chịu mọi
phí tổn chiến tranh\
Từ ngày 28-3 đến tháng 6-1940, 350.000 lính, 100.000 dân
Pháp đã vượt biển chạy sang Anh. Trong số đó có cả De GauUe,
1. Ngày 7-9-1944, Pétain chạy sang Đức. Ngày 23-7-1945 bị đưa ra xét xử
tại tòa án quân sự. Đêm 14 rạng Ị5-8-1945, Pétain bị kết án tử hình. Chết tại
đảo d’ Yeu ngày 24-7-1951.