Page 80 - Các Tổng Tư Lệnh Chiến Trường Nhật Pháp Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam
P. 80
Chưcfng2:VmUVVY. DE HAUTECLOQUE LECLERC 83
Sainteny không đạt mây kết quả hoạt động vì không đặt
được các ổ tình báo trong nội địa Việt Nam. Nhằm thiết lập các
mật khu cho hành động quân sự, các đại tá Vicaire, Dampierre
và Baudelaire đã được lệnh mang ba cánh quân từ biên giới
Hoa - Việt về đánh chiếm một số địa điểm ở Tây Bắc Bắc Bộ
nhưng đều bị quân Nhật đánh đuổi sang Trung Quốc. Bọn hải
quân thoát nạn sau vụ đảo chính (ngày 9-3-1945) chạy sang Bắc
Hải (Trung Quốc) thường xuyên lén lút xâm nhập Vịnh Bắc Bộ
bằng các loại thuyền buồm Trà cổ nhằm bắt các loại thuyền
đoan của Nhật. Hoạt động trên biển của Nhật có những hạn
chế, chúng đã tiến chiếm quần đảo Cô Tô - Thanh Lân, nơi có
cây đèn biển cao 70m trên núi Hải Đăng với 40 hòn đảo lớn
nhỏ: Đông Chàng, Tây Chàng, Bồ Cát, Thanh Lam... bao quanh
có rừng nguyên sinh bạt ngàn vừa dễ neo đậu thuyền bè, vừa
dễ ẩn nấp và có thể biến nó thành một căn cứ trung chuyển
trong cuộc tái chiếm Việt Nam.
Cách mạng Tháng Tám vừa thành công, theo chỉ thị của
Sainteny, bọn chúng đã đưa bốn tàu chiến vượt Bái Tử Long
vào Vân Đồn hòng chiếm cảng Cái Rồng làm đầu cầu đổ bộ lên
Đông Bắc. Đại đội Ký Con vừa mới hình thành, trang bị còn thô
sơ, được lệnh của tướng Nguyễn Bình, Tư lệnh vùng duyên hải
đã từ Hải Phòng tận dụng mọi phương tiện vượt biển tiến ra
Quảng Ninh, mưu ưí dũng cảm bắt sống 2 tàu Crayssac và
Frezouls, 1 đại úy Pháp, 1 trung úy tình báo Mỹ tên là Ettinger,
giải phóng một số người Việt bị giam dưới hầm tàu, thu 1 đại
bác 37mm, 3 đại liên Browing, 3 trọng liên Hotkit.
Thua keo này bày keo khác, De Gaulle lại giao cho
Crevecoeur đưa trên 100 tên biệt kích thuộc Binh đoàn nhẹ can
thiệp bằng vũ lực (Corps Leger d’Intervention - CLI) được tổ
chức tại Algeria do quân Anh chở tới Ceylan đặt dưới quyền