Page 27 - Văn Hóa Tộc Người Nùng
P. 27
Đôl với mùa lúa sớm, gieo mạ từ tiết cốc vũ
(khoảng trung tuần tháng ba âm lịch) đến hết tiết
lập hạ (trung tuần tháng tư âm lịch). Cấy từ hạ
tuần tháng tư và muộn lắm là trung tuần tháng
năm phải cấy xong. Đốì với mùa chính vụ, gieo mạ
trước tiết lập hạ mấy ngày, muộn lắm phải cấy
xong trong vòng tháng năm.
Đối với vụ lúa xuân, gieo mạ khi tiết tròi đã ấm
áp sau kinh chập (khoảng trong tháng hai âm lịch và
cấy sau đó khoảng 25-30 ngày. Cây lúa xuân chủ yếu
là lúa Nam Ninh, thông thường giông lúa này từ khi
gieo mạ đến khi gặt là 120 ngày. Cây lúa "Lộc Mào"
là giốhg lúa có cùng thòi gian sinh trưởng vối giốhg
lúa Nam Ninh. Đây cũng là giống lúa ngắn ngày,
thòi gian sinh trưởng dài hơn lúa Nam Ninh, chịu rét
tốt hơn và thường có năng suất cao hơn.
Kỹ thuật làm mạ của người Nùng cũng có
những nét độc đáo. Trước khi gieo, thóc giống được
ngâm nước vài hôm, cách gieo có khác với người
Việt. Nếu người Việt thường tháo nước ở ruộng ra
hết rồi mới gieo thì người Nùng, người Tày gieo hạt
giông thẳng vào ruộng còn đầy nước. Khi tháo nước
là khi mạ đã mọc mầm được gần một đốt ngón tay.
Trước đây, đồng bào gieo mạ quá dày, mỗi sào gieo
tới 25-30kg, thậm chí còn cao hơn nữa. Trong
những thập niên của nửa sau thế kỷ trước, với việc
áp dụng khoa học kỹ thuật, mỗi sào chỉ gieo
khoảng 10-15kg. Vì gieo thưa, mạ không chen lấn
nhau, đủ ánh sáng, đủ thức ăn và mọc mầm ngay
từ ruộng mạ. Mạ tốt cho lúa mau bén rễ, mau đẻ
và cho năng suất cao.
25