Page 32 - Văn Hóa Tộc Người Nùng
P. 32
không thể thiếu đưỢc gà thiến, đây cũng là vật
phẩm để "sêu tết" bô" mẹ và các bề trên nhà vỢ. Vịt
là lễ vật thờ cúng vào Rằm tháng bảy âm lịch hàng
năm của mỗi gia đình. Sản phụ trong các bản
Nùng cũng được những người họ hàng nội ngoại
mang một con gà khi đến thăm hỏi.
Mỗi gia đình đồng bào thường nuôi vài ba con
lợn, có gia đình nuôi đến 5-7 con. Thức ăn dành cho
lợn bao giò cũng được nấu chín. Xưa kia, cách nuôi
phổ biến là thả rông, khi cần vỗ béo mới nhô't lại.
Hiện nay nuôi nhốt ngày càng phổ biến. Trước đây
chuồng lợn và gia súc nói chung đều đặt ở dưới gầm
sàn nhà; nay phổ biến làm trên khu đất gần nhà.
Trước đây người ta nuôi lợn với mục đích phục vụ
cho các lễ nghi phong tục (cưới xin, ma chay, tết
nhất) và một phần để bán; còn ngày nay, nó đã trở
thành nguồn hàng hóa quan trọng của gia đình.
Từ xưa, việc nuôi trâu, bò đã đưỢc chú ý vì "Con
trâu là đầu cơ nghiệp". Do điều kiện đất đai của
miền núi thường là ruộng lầy, ruộng thụt cho nên
việc nuôi trâu đê lấy sức kéo dùng trong nông
nghiệp và trong vận chuyển là điều dễ hiểu. Mỗi gia
đình phố biến nuôi dăm ba con, thậm chí có gia đình
nuôi tới vài chục con. Bò ít được sử dụng vào việc
kéo cày - bừa nhưng vẫn được nuôi để bán. Miền
núi đất rộng, nhiều cỏ; trâu, bò nhiều không sử
dụng hết vào công việc đồng áng vì thế thường béo
tô"t. Ban ngày người ta lùa trâu, bò ra bãi, lên núi để
ăn cỏ, ban đêm mới đuổi về chuồng. Mùa đông tròi
rét nhiều, hiếm cỏ nên vào vụ lúa mùa, khi gặt hái
xong, các gia đình thường phải tích trữ rơm cho
30