Page 29 - Văn Hóa Tộc Người Nùng
P. 29

còn  dựa vào sự thay đổi thòi tiết thông qua những
  biến đối tự nhiên để điều chỉnh hoạt động gieo cấy
  cho phù hỢp với tiểu khí hậu từng địa phương. Như
  ở Cao Bằng, Lạng Sơn... là vùng rét nhiều, rét đậm
  và rét kéo dài,  đê tránh rét cho mạ vụ xuân,  người
  Nùng và  nhiều  cư  dân  khác  chỉ  gieo  mạ  khi  thấy
  hoa  gạo  đã  nở  hoặc  chồi  lá  cây  "mạy  sâu”  đã  nở
  xanh  biếc.  Vì  từ  đây,  khí  hậu  đã  ấm  dần  lên,  nhò
  vậy mà mạ xuân nảy mầm và phát triển thuận lợi.
  Hoặc  theo  các  câu  tục  ngữ,  vào  những  vụ  mùa
  chính  thì:  "Quả  dâu  da  đút  lỗ mủi  gieo  mạ;  quả
  dâu  da  tím  dái  ngựa cấy lúa" hoặc câu  "Cây dong
  được 5 lá thi cấy" hay câu "Cấy lúa đến ve kêu,  thóc
  gạo không qua tết tháng Giêng".
      Chăm sóc cũng là những biện pháp quan trọng
  để  nâng  cao  năng  suất  lúa.  Người  xưa  có  câu
  "Người  đẹp  vì  lụa,  lúa  tốt  vì phân".  Người  Nùng
  chú ý bón phân cho lúa vào nhiều đợt.  Bón lót, chủ
  yếu là phân chuồng - phân tươi (phân trâu, bò, gia
  súc  khác,  không  quen  dùng  phân  bắc).  Bón  thúc
  thường  là  phân  chuồng  khô  hoặc  tro  bếp  trộn  với
  nước  tiểu,  ngày  nay  là  phân  hóa  học.  Việc  chăm
  bón thường diễn ra vào dịp làm cỏ lúa.  Làm cỏ lần
  thứ nhất là sau khi cấy được 25-30 ngày. Trước khi
  làm cỏ,  người ta tháo cạn nước ở ruộng,  dùng chân
  sục bùn,  trộn đều  phân vào trong đất.  Người ta cứ
  để  ruộng  cạn  như  thê  vài  ngày  cho  đến  khi  mặt
  ruộng  nứt  chân  chim  mới  tháo  nước  vào.  Khi  lúa
  sắp  làm  đòng,  làm  cỏ  lần  thứ  hai.  Lần  này  dùng
  cào  cỏ  cào  đứt  một  phần  rễ  lúa,  gây  kích  thích  để
  lúa hút mạnh màu, tạo sức cho lúa làm đòng.



                                                         27
   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34