Page 25 - Văn Hóa Tộc Người Nùng
P. 25

Từ lâu, đồng bào đã có tập quán cày ải qua đông, kết
  thúc trước tết âm lịch.  Nhò đó, đất được phơi khô sẽ
  bở,  tơi,  gặp mưa dễ ngấu, nát ngay, làm cho đất tốt,
   thêm  chất  dinh  dưỡng  cho  cây  trồng,  khi  cấy,  lúa
   mau  tốt.  Tục  ngữ  Nùng và Tày có câu:  "Ruộng cày
   tháng Chạp, gánh thóc khó (nhọc) trên vai".
       Đối với những thửa ruộng,  đám  ruộng lầy thụt
   không  thể  cày  bừa  được,  người  ta  vẫn  bắt  gặp
   phương  thức  canh  tác  "thủy  nậu".  Người  ta  dùng
   thừng dài buộc hàng chục con trâu lại với nhau rồi
   cho  xuông  ruộng  quần  sục,  chỉ  sau  vài  tiếng  đồng
   hồ đất được quần nhão.  Tiếp đó,  người ta cào bằng
   mặt  ruộng  là  có  thể  cấy  được  ngay.  Đây  cũng  là
   cách  làm  thường  gặp  ở  nhiều  tộc  người  miền  núi
   Việt Nam,  Nam Trung Hoa và Đông Nam Á.  Nước
   là  yếu  tố hàng  đầu  trong  kỹ  thuật  liên  hoàn  của
   canh  tác  nông  nghiệp,  là  mạch  máu  trong  quá
   trình sản xuất nông phẩm đốì với các cư dân chung
   sống  cùng  một  thung  lũng,  vùng  rẻo  thấp  ở  miền
   núi.  Tục  ngữ  Nùng  và  Tày  có  câu:  "Ruộng  mà
   ngâm  được  nước  lâu,  thóc  mới  thóc  củ  đè  nhau
   trong bồ".
       Do  địa  hình  mấp  mô,  chỗ  cao  chỗ  thấp  khác
   nhau  nên  ruộng  đất  ở  đây  mang  tính  chất  bậc
   thang  là  phổ  biến.  Việc  dẫn  nước  vào  ruộng  để
   tưới cho cây trồng phải dựa vào hoàn cảnh cụ thể.
   Người  Nùng có nhiều  sáng kiến ứng xử với các trở
   ngại  trong  sản  xuất.  Họ  làm  phai,  đắp  đập  chắn
   nước ở sông suôi, xây dựng các hệ thông cọn nưóc...
   rồi  thông  qua  hệ  thống  mương  máng  dẫn  vào
   ruộng.  Ngày nay với nhu cầu thâm canh - tăng vụ,



                                                          23
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30