Page 21 - Văn Hóa Tộc Người Nùng
P. 21
Những cuộc thiên cư vào Việt Nam của tộc
người Nùng chủ yếu là do nghèo khổ tìm đất mới
để sinh nhai, tránh bị áp bức, bóc lột hoặc sau
những cuộc khởi nghĩa thất bại phải giấu mình.
Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai là những
vùng đất đầu tiên tiếp nhận tộc người Nùng đến.
Và rồi từ đấy, họ chuyên cư tiếp đến các tỉnh nằm
sâu trong miền nội địa của lãnh thổ Việt Nam.
Trong bôl cảnh lịch sử của Việt Nam sau Hiệp
định Genève 1954 về Đông Dương, có một bộ phận
dân cư Nùng đã di cư vào miền Nam và sinh sông ở
một sô" địa phương thuộc các tỉnh Tây Nguyên. Sau
25 năm lập nghiệp, dân số đã tăng lên 1/4. Theo tài
liệu điều tra tháng 10 năm 1979, tại tỉnh Lâm
Đồng, người Nùng có 5.750 nhân khẩu và phân bô"
chủ yếu trên địa bàn của ba huyện: Đức Trọng
(4.280 người), Di Linh (797 người) và Đơn Dương
(347 người)'. Trong khi đó, ở tỉnh Đắk Lắk, người
Nùng cũng có mặt tại 20 xã; và đến năm 1989,
những xã người Nùng sinh sông đã lên tới con sô"
79“. Sau ngày thông nhất đất nước (1975), sô" người
Nùng di cư tự do vào các tỉnh Tây Nguyên đã tăng
lên một cách đột biến. Tình hình đó khiến cho dân
sô" Nùng tại tỉnh Đắk Lắk, do tăng cơ học, đã đứng
vào hàng thứ ba trong tổng sô" 10 tỉnh có đông
1. Chu Thái Sơn: Các điều kiện tự nhiên và xã hội trong Những kết
quả nghiên cứu kinh tế - xã hội Lắm Đống do ủy ban Khoa học xâ hội việt
Nam (cũ) và ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng xuất bản, 1990, tr.40.
2. Khổng Diễn: Dân số và dân số tộc người ỏ Việt Nam, Nxb Khoa
học xâ hội. H. 1995. tr.193-194.
19