Page 19 - Văn Hóa Tộc Người Nùng
P. 19

này di cư tới các vùng sinh sống hiện nay trên lãnh
   thổ Việt Nam.
       Thứ hai,  gọi theo đặc điểm y phục và trang sức
   như  Nùng  Cún  Cọt,  phụ  nữ  mặc  áo  lửng,  buông
   xuôi  chưa  hết  mông  nên  khi  cúi  xuống  hếch  lên
   làm  hở  sườn,  vì  thế  còn  có  tên  là  Nùng  Piảng.
   Nùng Khèn Lài là nữ giới  mặc áo  mà trên ông tay
   có  đáp  thêm  những  mảnh  vải  khác  màu  vối  màu
   nền  của  áo.  Nùng  Hua  Lài  là  nữ  giới  mang  khăn
   đội  đầu  mà  trên  đó có trang trí những đô"m  trắng.
   Thực ra họ chính là những bộ phận của Nùng Phản
   Slình và Nùng Xuồng (như Nùng Khèn Lài).
       Thứ ba,  một  đặc  điểm  nữa  về  tên  gọi  của  các
   nhóm địa phương Nùng ở Việt Nam là tên Nùng A
   Dín  ở  Lào  Cai,  Hà  Giang bắt  nguồn  từ tên  một  vị
   tù  trưỏng  trước  đây  là  Nùng A  Dín,  về  sau  gọi  là
   Nùng Dín.
       Tộc người Nùng có nhiều nhóm địa phương như
   vậy  và  mỗi  nhóm  đều  có  tên  gọi  riêng,  có  một  số
   tiểu  tiết về văn  hóa  khác  biệt,  nhưng  nhìn  chung,
   những  yếu  tố  cơ  bản  là  giông  nhau,  giông  nhau
   nhiều hơn là khác nhau.
       Ngôn ngữ giữa các nhóm Nùng cơ bản là thống
   nhất.  Trong  sinh  hoạt,  giao  dịch  hàng  ngày,  các
   nhóm  Nùng  nói  tiếng  của  mình,  các  nhóm  khác
   nhau  vẫn  hiểu  được  và  giao  dịch  với  nhau  bình
   thường.  Cấu  tạo  ngữ  pháp  như  nhau,  tỷ  lệ  khác
   nhau về âm tô" gần như không đáng kể.
       So sánh trong khoảng trên dưới 2.200 từ vị của
   ngôn ngữ các nhóm  Nùng với nhau đã cho kết quả
   như sau:



                                                          17
   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24