Page 144 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 144

144               VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI



                        chứng minh có một vụ xâm phạm quyền hiển nhiên, tòa án yêu cầu phải
                        có chứng cứ rằng có khả năng chứng cứ về tài sản của bị đơn sẽ bị tiêu
                        hủy trước khi hai bên soạn thảo đơn kiện. Bên cạnh đó, tòa án của Anh
                        yêu cầu bảo vệ người có mặt lúc kiểm tra, công việc này được thực hiện
                        trong giờ làm việc, có đại diện pháp lý của cả hai bên, đôi khi có cả luật sư
                        giám sát trung gian là người có kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ
                        tục này. Việc từ chối tuân theo thủ tục bắt giữ sẽ dẫn đến việc coi thường
                        tòa án. Ngoài ra, việc sử dụng thủ tục này với mục đích lạm dụng sẽ gây ra
                        sự bồi thường đáng kể cho bị đơn.
                             Thủ tục sie-contrefaçon và thủ tục Anton Piller được thông qua trong
                        hệ thống được quy định trong Điều 50 của Hiệp định TRIPS đối với việc
                        thực hiện “các biện pháp tạm thời” bởi các cơ quan xét xử. Điều 50.1 quy
                        định rằng các cơ quan xét xử sẽ có thẩm quyền “đưa ra các biện pháp tạm
                        thời khẩn cấp và hiệu quả: “(b) nhằm bảo tồn các chứng cứ có liên quan
                        đối với vi phạm đã bị tố cáo”.

                             Đối với thủ tục Anton Piller, Điều 50.2 cho phép các cơ quan xét xử
                        có thẩm quyền “thông qua các biện pháp tạm thời trước khi nghe bị đơn
                        trình bày nếu thích hợp,… khi có nguy cơ hiện hữu cho thấy chứng cứ sắp
                        bị tiêu hủy”. Các cơ quan xét xử cũng có thể căn cứ vào Điều 50.3 “yêu
                        cầu nguyên đơn cung cấp chứng cứ bất kỳ có thể được một cách hợp lý đủ
                        sức thuyết phục rằng nguyên đơn là chủ sở hữu quyền” và rằng một vụ
                        xâm phạm quyền đã xảy ra hoặc sắp xảy ra. Mặt khác, Điều 50.5 quy định
                        rằng  để giúp  đỡ cơ quan có thẩm quyền thực thi biện pháp tạm thời,
                        “người nộp đơn có thể bị yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết để xác
                        định hàng hóa có liên quan”.

                             Đối với những biện pháp ngăn chặn việc lạm dụng và bảo vệ quyền
                        của bị đơn, Điều 50.3 quy định người nộp đơn tuân thủ việc “bảo vệ hoặc
                        bảo đảm tương đương” và Điều 50.4 quy định rằng khi các biện pháp tạm
                        thời được thông qua trước khi nghe bị đơn trình bày ý kiến, phải thông báo
                        cho các bên bị áp dụng biện pháp đó “mà không được trì hoãn chậm nhất
                        là sau khi thực hiện các biện pháp đó”. Khoản 4 cũng quy định đối với
                        việc “xem xét lại, kể cả quyền được lắng nghe yêu cầu của bị đơn nhằm
                        quyết định, trong khoảng thời gian hợp lý thông báo các biện pháp đó”
                        liệu chúng có được “sửa đổi, thu hồi hoặc chứng thực” hay không. Bên
   139   140   141   142   143   144   145   146   147   148   149