Page 141 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 141
Chương 2: Các điều ước quốc tế ... sở hữu trí tuệ 141
Năm khoản trong Điều 41 xác định các nghĩa vụ thực thi chung có tính
chất bắt buộc đối với các quốc gia thành viên. Các Điều từ 42 đến 50 quy
định các thủ tục và biện pháp đền bù dân sự và hành chính được quy định
dành cho các chủ thể Quyền SHTT. Điều 61 quy định việc xác lập các thủ
tục hình sự và biện pháp đền bù trong trường hợp cố ý làm giả nhãn hiệu
hoặc xâm phạm bản quyền ở quy mô thương mại. Một sáng kiến có ý nghĩa
quan trọng là hệ thống kiểm soát biên giới đối với hàng giả về SHTT được
thể hiện trong các Điều từ 51 đến 60 được bàn luận trong phần sau. Là kết
quả tất yếu của các điều khoản về thực thi của Hiệp định, các biện pháp
được thông qua trong các Điều 63 và 64 về việc thiết lập các cuộc tham vấn
đa phương và các thủ tục giải quyết tranh chấp.
2.5.1.1 Các nghĩa vụ thực thi chung
Điều 41.1 của Hiệp định TRIPS áp đặt cho các quốc gia thành viên
WTO một nghĩa vụ chung để thực hiện các thủ tục thực thi ghi trong Hiệp
định "cho phép hành động có hiệu quả chống lại mọi hành vi xâm phạm
Quyền SHTT. Những thủ tục này cũng đòi hỏi phải bao gồm "các biện
pháp tức thời nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm và các biện pháp cản
trở các hành vi xâm phạm tiếp theo". Kiên định với các mục tiêu chung về
tự do hóa thương mại của WTO, những thủ tục này đòi hỏi phải được "áp
dụng theo cách thức sao cho tránh được việc tạo ra các rào cản đối với
thương mại hợp pháp và quy định các biện pháp bảo vệ chống lại sự lạm
dụng các thủ tục này".
Để mở rộng các điều kiện sau cùng, Điều 41.2 quy định “các thủ tục
liên quan đến thực thi Quyền SHTT phải công bằng và bình đẳng’.
Điều 41.3 quy định rằng "các quyết định phán xử vụ việc nên được
thể hiện bằng văn bản và nêu rõ lý do" và rằng chúng "ít nhất phải được
trao cho các bên mà không được chậm trễ quá mức". Quy trình đúng cũng
được quy định trong đoạn khẳng định rằng “các quyết định về vụ việc sẽ
chỉ dựa trên các chứng cứ mà các bên đưa ra khi xét xử’.
Cơ hội xem xét lại những quyết định hành chính cuối cùng và “các
khía cạnh pháp lý của những quyết định xét xử vụ việc ở cấp sơ thẩm’
được quy định trong Điều 41.4. Tuy nhiên, đoạn 4 quy định rằng “không
bắt buộc tạo cơ hội xét lại việc tuyên bố tha bổng trong các vụ án hình sự’.