Page 138 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 138
138 VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI
- Nhà nước có chính sách khuyến khích việc sưu tầm, biên soạn, dịch
thuật, thống kê, phân loại và lưu giữ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam để lưu truyền trong nước và giao lưu văn hoá với nước ngoài.
(1)
2.4.8 Luật Khoa học Công nghệ
Luật này quy định về tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt
động khoa học và công nghệ; việc tổ chức thực hiện các hoạt động khoa
học và công nghệ, trong đó có một số điều có liên quan đến quyền sở hữu
trí tuệ và sử dụng đối với kết quả nghiên cứu khoa học.
Điều 25. Đăng ký, hiến, tặng, lưu giữ kết quả nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ.
Điều 26. Quyền sở hữu, quyền tác giả đối với kết quả nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ.
Điều 27. Khuyến khích ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ.
Điều 28. Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ để đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế xã hội.
Điều 29. Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ trong doanh nghiệp.
Điều 30. Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2.4.9 Pháp lệnh về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng (BVQLNTD) là một trong những
nhiệm vụ của quản lý nhà nước và là trách nhiệm của các đơn vị sản xuất,
kinh doanh. Qua thực tiễn hiện nay có thể thấy rằng khi nền kinh tế thị
trường càng phát triển, mức độ tự do hóa thương mại càng gia tăng thì sẽ
làm nảy sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.
(1) Số 21/2000/QH10 được Quốc hội thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2000 (có hiệu
lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001).