Page 137 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 137
Chương 2: Các điều ước quốc tế ... sở hữu trí tuệ 137
(1)
2.4.6 Luật Thương mại 2005
Có một số điều liên quan đến sở hữu trí tuệ:
Điều 46. Nghĩa vụ bảo đảm Quyền Sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá
Điều 108. Bảo hộ Quyền Sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo
thương mại
Điều 109. Các quảng cáo thương mại bị cấm
Điều 134. Hàng hoá, dịch vụ trưng bày giới thiệu tại hội chợ, triển
lãm thương mại tại Việt Nam
Điều 181. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công
Điều 287. Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền
(2)
2.4.7 Luật Di sản văn hoá
Trong luật này, có các vấn đề liên quan sau:
- Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hoá thuộc sở hữu toàn dân;
công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng
đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hoá theo
quy định của pháp luật.
- Quyền sở hữu, quyền tác giả đối với di sản văn hoá được xác định
theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
- Mọi di sản văn hoá trên lãnh thổ Việt Nam, có xuất xứ ở trong nước
hoặc từ nước ngoài, thuộc các hình thức sở hữu, đều được bảo vệ và phát
huy giá trị.
- Di sản văn hoá của Việt Nam ở nước ngoài được bảo hộ theo tập
quán quốc tế và theo quy định của các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
(1) Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông
qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006).
(2) Luật Di sản văn hoá số 28/2001 - QH10 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 (có hiệu
lực từ ngày 01/01/2002).