Page 136 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 136
136 VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI
chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí,
quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập
thể và công dân.
Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng.
Các loại hình báo chí
Báo chí nói trong Luật này là báo chí Việt Nam gồm: báo in, báo
nói, báo hình, bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng
nước ngoài.
Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
Công dân có quyền:
Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế
giới;
Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin,
bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của
tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung
thông tin;
Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới;
Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với
các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của
các tổ chức đó.
Trách nhiệm của báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do
ngôn luận trên báo chí của công dân
Cơ quan báo chí có trách nhiệm:
Đăng, phát sóng tác phẩm, ý kiến của công dân; trong trường hợp
không đăng, phát sóng phải trả lời và nói rõ lý do;
Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc
trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến.