Page 135 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 135
Chương 2: Các điều ước quốc tế ... sở hữu trí tuệ 135
Phần thứ tư: Quyền đối với giống cây trồng, bao gồm 4 chương:
Điều kiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng (Chương XII - từ Điều
157 đến Điều 163); Xác lập quyền đối với giống cây trồng (Chương XIII -
từ Điều 164 đến Điều 184); Nội dung và giới hạn quyền đối với giống cây
trồng (Chương XIV - từ Điều 185 đến Điều 191) và Chuyển giao quyền
đối với giống cây trồng (Chương XV - từ Điều 192 đến Điều 197).
Phần thứ năm: Bảo vệ Quyền Sở hữu trí tuệ, bao gồm 3 chương:
Quy định chung về bảo vệ quyền SHTT (Chương XVI - từ Điều 198 đến
Điều 201); Xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp dân sự (Chương
XVII - từ Điều 202 đến Điều 210); Xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng
biện pháp hành chính và hình sự, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu liên quan đến SHTT (Chương XVIII - từ Điều 211 đến Điều 219).
Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành (từ Điều 220 đến Điều 222).
Theo cấu trúc đó, các quy định liên quan trực tiếp đến nhãn hiệu được
phân bổ chủ yếu trong các Phần thứ nhất, Phần thứ ba và Phần thứ năm
của Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005.
(1)
2.4.5 Luật báo chí
Trong luật này có một số vấn đề liên quan sau:
Vai trò, chức năng của báo chí
Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện
thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận
của các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi
chung là tổ chức); là diễn đàn của nhân dân.
Bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do
báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng
vai trò của mình.
Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà
nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo
(1) Luật Báo chí được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông
qua ngày 28 tháng 12 năm 1989.