Page 143 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 143
Chương 2: Các điều ước quốc tế ... sở hữu trí tuệ 143
lời thẩm vấn, khi một bên có liên quan “đưa ra các chứng cứ có sẵn một
cách hợp lý nhằm hỗ trợ cho lời khai và xác định các chứng cứ có liên
quan đến việc chứng minh lời khai trong sự kiểm soát của bên phản đối”.
Mối quan ngại đặc biệt sâu sắc trong việc tố tụng liên quan đến sáng chế là
những thủ tục tiền xét xử có thể dẫn đến việc các bí mật thương mại bị bộc
lộ. Điều 43.1 quy định rằng việc tạo ra các chứng cứ có thể bị bắt buộc,
“tùy thuộc vào các điều kiện đảm bảo bảo vệ thông tin mật trong các
trường hợp thích hợp”.
Trong trường hợp một bên tham gia vụ kiện “một cách tự ý và không
có lý do chính đáng từ chối truy cập hay không cung cấp thông tin cần
thiết trong thời hạn hợp lý, hoặc cản trở thủ tục liên quan đến việc thực thi
quyền”. Điều 43.2 cho phép các quốc gia thành viên có thể cho các cơ
quan xét xử đưa ra các quyết định tạm thời và quyết định cuối cùng, khẳng
định hoặc phủ định dựa trên cơ sở thông tin được đệ trình’. Điều này bao
gồm cả “đơn tố cáo hoặc đơn kiện của bên chịu bất lợi vì bị từ chối truy
cập thông tin”. Tuy thế, Điều 43.2 có lợi cho các bên trình bày ý kiến, lý lẽ
hoặc chứng cứ đã được đưa ra.
(b) Bảo vệ và lưu giữ chứng cứ
Trong trường hợp xâm phạm bản quyền và làm giả nhãn hiệu, bị đơn
sẽ không thường xuyên sẵn sàng để trả lời các câu hỏi thẩm vấn hoặc để
tìm hiểu tài liệu. Thực tế trong quá trình điều tra các chứng cứ có liên
quan sẽ lập tức bị xóa bỏ hoặc tiêu hủy. Nhằm giải quyết vấn đề này, Tòa
án phúc thẩm của Anh trong vụ Anton Piller kiện Manufacturing
Processes 2 đã chấp nhận một thủ tục xử kín đối với đơn kiện của một
bên, một thủ tục được cấp cho nguyên đơn mà bị đơn, được tư vấn bởi đại
diện pháp lí của mình, cho phép người nộp đơn kiểm tra địa điểm của bị
đơn để thu giữ, sao chép hoặc chụp ảnh tài liệu có thể được sử dụng làm
vật chứng đối với hành vi xâm phạm quyền đã bị tố cáo. Bị đơn có thể bị
bắt buộc giao nộp hàng hóa vi phạm và công cụ, và có thể phải cung cấp
thông tin về nguồn cung cấp và điểm đến của hàng hóa vi phạm.
Một thủ tục tương tự, gọi là saisie-contrefaçon, đã được phát triển bởi
hệ thống tòa án của Pháp. Vì bản chất ngoại lệ của những thủ tục này,
trong sự ảnh hưởng của chúng đến quyền dân sự của mỗi cá nhân, sau khi