Page 147 - Vấn Đề Bảo Vệ Quyền Sở Hửu Trí Tuệ
P. 147

Chương 2: Các điều ước quốc tế ... sở hữu trí tuệ                    147


                             Lệnh này thường được đưa ra dựa trên cơ sở chuyên quyết. Trong số
                        các yếu tố được cân nhắc gồm: (a) tiền bồi thường thiệt hại có là một sự
                        đền bù thỏa đáng hay không; (b) mệnh lệnh sẽ đòi hỏi sự giám sát thường
                        xuyên của tòa án không; (c) người nộp đơn có tham dự vào hành vi tước
                        bỏ quyền lợi, ví dụ, tự xâm phạm quyền không; và (d) nguyên đơn trì hoãn
                        việc tìm kiếm sự đền bù hay chấp thuận cách hành xử của bị đơn.

                             Một cơ sở chuyên quyết khác được thể hiện trong Điều 44 là các quốc
                        gia thành viên không bị bắt buộc phải quy định chế tài mệnh lệnh “đối với
                        các đối tượng được bảo hộ do một người tiếp nhận hoặc đặt hàng trước khi
                        biết hoặc có căn cứ hợp lý để biết rằng việc kinh doanh đối tượng đó sẽ
                        dẫn đến việc xâm phạm Quyền SHTT’. Khó có thể nhìn thấy sự biện minh
                        cho vấn đề này và việc nó sẽ vận dụng như thế nào trong thực tiễn. Điều
                        50 cho phép ra các biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn việc xảy ra hành vi
                        xâm phạm quyền trên cơ sở đơn của một bên, nếu cần thiết. Có thể tại thời
                        điểm đó bị đơn phát hiện ra rằng sản phẩm đã được mua đó là hàng xâm
                        phạm quyền, nhưng không thể ra lệnh cấm sản phẩm đó theo Điều 44 vì bị
                        đơn nhận biết được về việc xâm phạm quyền sau ngày ký hợp đồng mua
                        bán. Vấn đề này có ý nghĩa bởi thực tế rằng bị đơn sẽ vẫn phải chịu trách
                        nhiệm bồi thường thiệt hại nếu vẫn tiếp tục phân phối những sản phẩm
                        xâm phạm quyền.
                             2.5.1.5 Thiệt hại và Bồi thường

                             Điều 45.1 quy định rằng các cơ quan xét xử có quyền ra lệnh “buộc
                        người xâm phạm quyền phải trả cho chủ sở hữu quyền khoản đền bù thỏa
                        đáng để bồi thường cho thiệt hại... phải chịu do hành vi xâm phạm quyền
                        của người thực hiện hành vi xâm phạm quyền khi đã biết hoặc có cơ sở để
                        biết điều đó.

                             Không có sự trợ giúp nào trong Điều 45.1 giải quyết vấn đề phức tạp
                        về tính toán mức thiệt hại do hậu quả của việc xâm phạm Quyền SHTT.
                        Khi nguyên đơn và bị đơn là đối thủ cạnh tranh, biện pháp về tiền bồi
                        thường giống như việc bị đơn trả cho việc đăng ký nếu việc đó được yêu
                        cầu. Theo cách khác, tòa án có thể xem xét thiệt hại mà nguyên đơn phải
                        chịu, thiệt hại này có thể được đánh giá trên cơ sở lợi nhuận mà bị đơn
                        được hưởng.
   142   143   144   145   146   147   148   149   150   151   152