Page 183 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 183

công nghệ thông tin như Texas Instruments, Sun Microsystems, Novell, Intel, IBM và
               Hewlett-Packard đều có văn phòng ở đây. Những công ty địa phương phải kể đến

               Wipro, Tata, Satyam, Baysoft và Infosys. Một vài công ty địa phương cũng liên doanh
               với đối tác nước ngoài (Wipro với Intel, Tata với IBM). Thậm chí, các công ty săn

               đầu người cũng tìm đến phố Nhà thờ để tìm kiếm những kỹ sư phần mềm giỏi cho

               Thung lũng Silicon chính hiệu. Bangalore đóng góp chủ yếu trong tổng doanh thu 2,2
               tỷ đô-la của ngành phần mềm Ấn Độ. Đó là ví dụ điển hình làm thế nào một vùng lạc
               hậu có thể đuổi kịp đỉnh cao công nghệ.

               Tại sao những Thung lũng Silicon trên thế giới lại tập trung ở những nơi đặc biệt?

               Cũng như các nơi khác, câu chuyện Bangalore bắt đầu (nhưng tất nhiên không kết
               thúc) với định hướng của chính phủ và một trường đại học. Vai trò của Học viện Khoa

               học Ấn Độ đối với hiện tượng Bangalore cũng giống như Đại học Stanford đối với
               Thung lũng Silicon hay Học viện Công nghệ Massachusetts đối với Đường 128 .

               Nhà công nghiệp Ấn Độ Jamsetji Nasarwanji Tata thành lập trường đại học về khoa
               học và công nghệ đầu tiên của Ấn Độ tại Bangalore năm 1909 – đó là Học viện Khoa

               học Ấn Độ. Sau khi giành độc lập năm 1947, chính phủ chuyển một loạt các cơ quan
               về quốc phòng, hàng không và điện tử về Bangalore như hãng Hàng không Hindustan,

               Điện tử Bharat, Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ, và Phòng Thí nghiệm Hàng
               không Quốc gia. Chúng ta có thể hiểu tại sao công nghiệp phần mềm lại bị hấp dẫn

               bởi nơi này, nhưng vẫn còn thiếu một yếu tố nào đó. Kỹ sư phần mềm đến đây, bởi vì
               những kỹ sư phần mềm khác đã đến đây. Tại sao khắp thế giới ngành công nghiệp

               phần mềm lại tập trung ở những khu vực chật hẹp như thế?
               Tôi vẫn coi phát minh công nghệ như là những quyết định có ý thức của những nhà

               phát minh, những người hành động theo khích lệ có định hướng từ phía chính phủ.
               Nhưng cũng có một khía cạnh vô ý thức của quá trình phát minh, sự phụ thuộc vào

               định hướng ban đầu. Một nhà phát minh không thể đoán trước phát minh của mình sẽ
               dẫn đến đâu. Cũng như Jamsetji Nasarwanji Tata của năm 1909 không thể đoán trước

               được rằng ngôi trường kỹ thuật của ông lại dẫn đến sự tập trung công nghiệp máy tính

               ở Bangalore (nhất là khi đó còn chưa ai biết máy tính là gì).
               Sự phục thuộc vào định hướng và vận may
               Một nhà phát minh đơn lẻ thường không có khả năng nhìn trước xem liệu phát minh

               của mình sẽ dẫn đến một loạt các phát minh khác, hay phát minh của mình đánh dấu


                                                            183
   178   179   180   181   182   183   184   185   186   187   188