Page 178 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 178

trưởng.
               Sử gia kinh tế Joel Mokyr lý luận rằng chính những lợi ích thúc đẩy sự bùng nổ cuộc

               cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới sau này đã chống lại những tiến bộ công
               nghệ hiện đại hơn, làm cho nước Anh mất vị trí thống lĩnh công nghệ về tay Mỹ.

               Trường công ở Anh đào tạo những tinh hoa trong từng ngành nghề chứ không phải về

               khoa học và công nghệ. Ngược lại, ở lục địa châu Âu, người Đức thành lập các trường
               kỹ thuật Technishe Hochschule. Công nghiệp xe sợi ở Mỹ đi trước công nghệ xe sợi
               theo vòng, trong khi ở Lancashire, Anh, người ta vẫn giữ những chiếc máy kéo sợi cổ

               điển. Sau ba đợt đình công vào thập kỷ 1850, người Anh nghiêm cấm việc đưa máy

               khâu vào ngành sản xuất giầy ở Northampton. Công nhân sản xuất súng ở
               Birmingham ngăn chặn việc nâng cấp sử dụng các bộ phận hoán đổi được. Công nhân

               Anh cũng ngăn cản quá trình cơ khí hóa các ngành dệt thảm, sản xuất thuỷ tinh và
               luyện kim.

               Những sự kiện tương tự cũng xảy ra ở Mỹ khi ví trí thống lĩnh công nghệ được
               chuyển dần sang cho Nhật Bản vào những năm 1970 và 1980. Hiện giờ đến lượt kinh

               tế Nhật Bản đình trệ, và Mỹ, sau một đợt cải tổ lớn, lại dẫn đầu, cho dù cả Mỹ và Nhật
               Bản đều tăng trưởng chậm hơn tốc độ cách đây vài thập kỷ.

               Cũng có thể coi mâu thuẫn giữa công nghệ mới và công nghệ cũ là một dạng mâu
               thuẫn giữa các thế hệ. Lớp người lớn tuổi được đào tạo trong môi trường công nghệ

               cũ, và kỹ năng của họ chuyên sâu vào công nghệ đó; do đó họ có đủ mọi động cơ để
               ngăn cản công nghệ mới. Lớp người trẻ tuổi hơn được đào tạo từ đầu trên đầu tàu

               công nghệ; họ có động cơ đưa những công nghệ mới, hiệu quả hơn vào công việc. Vì
               thế, việc tiến bộ công nghệ có tiếp tục được thực hiện không phụ thuộc vào việc lớp

               người lớn tuổi hay lớp trẻ nắm quyền điều khiển. Dưới cơ chế dân chủ, điều này sẽ
               phụ thuộc vào cơ cấu dân số: Liệu tháp tuổi nghiêng nhiều về phía thế hệ già hay thế

               hệ trẻ? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần viện dẫn tốc độ gia tăng dân số. ở
               những nơi dân số tăng nhanh, số đông thuộc về lớp trẻ; ở những nơi dân số tăng chậm,

               cơ cấu dân số già, số đông thuộc về lớp già. Những nước nghèo có dân số gia tăng

               nhanh, do đó có lợi thế của số đông trẻ tuổi.
               Phân tích này giải thích được một số thay đổi sâu sắc trong bối cảnh kinh tế hiện đại.
               Sự tăng trưởng chậm lại ở những nước công nghiệp đi đôi với sự già đi của cơ cấu dân

               cư. Với cách giải thích như thế, chúng ta có thể hiểu tại sao cuộc cách mạng điện tử


                                                            178
   173   174   175   176   177   178   179   180   181   182   183