Page 173 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 173
điểm không có lợi chút nào cho tiến bộ công nghệ. Nước Mỹ thế kỷ XIX và XX đã
(và đang) có một thị trường tự do tấp nập, sẵn sàng trả công xứng đáng những người
sáng tạo hay cải tiến các nguồn chiếu sáng. Trong khi đó, Ecuador, Costa Rica, Peru,
và Syria lại đưa ra những chính sách khó hiểu, có xu hướng làm nản chí những người
đầu tư vào tương lai bằng sáng chế. Và như vậy, chúng ta gặp lại kết luận cũ: có khích
lệ mới có tăng trưởng.
Nhưng vấn đề động cơ cho tiến bộ công nghệ cũng có đôi chút phức tạp. Tiến bộ công
nghệ tạo ra những người thắng cuộc cũng như những kẻ thua cuộc. Phía sau sự sáng
tạo công nghệ mới ẩn chứa sự huỷ hoại một số công nghệ và hàng hóa cũ. Tăng
trưởng kinh tế không chỉ đơn giản là sự tăng lên của những cái cũ (sản xuất nhiều hơn
một mặt hàng đã có). Nó còn là quá trình thay thế hàng hóa cũ bằng hàng hóa mới.
Những người sản xuất mặt hàng cũ rất có thể sẽ bị mất việc, cho dù thêm nhiều công
việc mới được tạo ra trong quá trình sản xuất mặt hàng mới. Chẳng hạn, ở Mỹ khoảng
5% số việc làm bị xóa bỏ mỗi quý, cùng lúc cũng có một số lượng công việc mới
tương đương được tạo ra. Tuy nhiên, những lợi ích cố hữu gắn liền với các công nghệ
cũ rất có thể sẽ ngăn chặn sự phát triển của công nghệ mới.
Trong ví dụ về sự phát triển của hệ thống chiếu sáng, những nhà sản xuất ánh sáng với
giá thành cao liên tục bị những nhà sản xuất mới gạt ra khỏi thị trường. Nến chịu thua
đèn dầu cá voi, đèn dầu cá voi chịu thua đèn dầu hỏa, và đèn dầu hỏa lại chịu thua ánh
sáng điện. Người làm nến, người đánh bắt cá voi, và người tinh chế dầu hỏa lần lượt
bị những công nghệ mới loại ra khỏi thị trường. Thực tế này không mới. Từ năm
1942, nhà kinh tế học Joseph Schumpeter đã lưu ý rằng quá trình tăng trưởng kinh tế
“không ngừng cách mạng hóa cấu trúc kinh tế từ bên trong, không ngừng huỷ diệt cái
cũ, không ngừng sáng tạo cái mới. Quá trình “bỏ cũ tạo mới” này là thực tế cốt lõi của
xã hội tư bản.”
Hai nhà kinh tế học Philippe Aghion và Peter Howitt đã nhấn mạnh phương pháp tiếp
cận này trong những nghiên cứu gần đây về tăng trưởng. Họ chỉ ra rằng quá trình bỏ
cũ tạo mới làm phức tạp thêm động cơ đổi mới. Họ đưa ra một số lý do giải thích tỷ lệ
sáng chế thấp ở một nền kinh tế thị trường tự do. Các nhà sáng chế không thể thu hết
toàn bộ lợi nhuận từ phát minh của họ vì rất có thể phát minh đó sẽ bị bắt chước
(Apple chưa bao giờ thu được toàn bộ lợi nhuận từ thiết kế đột phá về giao diện đồ
họa thân thiện, vì sau đó Microsoft đã bắt chước để xây dựng Windows). Vì lợi ích xã
173