Page 177 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 177
tăng trưởng dính líu đến cả những người thua cuộc lẫn những người thắng, dễ thấy tại
sao luôn luôn có những nhóm quyết liệt phản đối tăng trưởng, thậm chí không kể đến
lý do môi trường.
Trên trang web của Hội Bảo tồn, một nhóm người kêu gọi “chấm dứt tăng trưởng kinh
tế”. Một báo cáo năm 1999 cảnh báo “Quá trình đô thị hóa đang xói mòn môi trường,
kinh tế và cơ cấu xã hội Mỹ”. Sử gia nổi tiếng Paul Kennedy lưu ý rằng thay đổi về
kinh tế “giống như chiến tranh và các cuộc thi đấu thể thao… thường không mang lại
lợi ích cho tất cả mọi người”. Sự phát triển đem lại lợi ích cho một số người, “trong
khi gây tổn hại cho một số khác”. Lục lọi trong thư viện, tôi tìm thấy những tựa đề
sách như Sustainable Development is Possible Only If We Forgo Growth (Phát triển
bền vững chỉ khả thi nếu chúng ta loại bỏ tăng trưởng), Economic Growth and
Declining Social Welfare (Tăng trưởng kinh tế và suy giảm phúc lợi xã hội),
Developed to Death (Phát triển để mà chết), The Poverty of Affluence (Cái nghèo của
sự sung túc), The Cost of Economic Growth (Cái giá của tăng trưởng kinh tế), và cụ
thể nhất là Growth Illusion: How Economic Growth Has Enriched the Few,
Impoverished the Many, and Endangered the Planet (Ảo tưởng tăng trưởng: Tăng
trưởng kinh tế đã làm giàu số ít, bần cùng hóa sống đông, và gây nguy hiểm cho cả
hành tinh như thế nào). Ngay tại hội nghị hàng năm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và WB ở
Prague năm 2000, những người biểu tình chống đối đã dùng đá và lựu đạn tự tạo để
thể hiện ảo mộng tan vỡ của mình đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Lợi ích cố hữu là ví dụ rõ ràng nhất cho động cơ chống lại chính sách tăng trưởng bỏ
cũ tạo mới chính là lợi ích của các nhóm làm việc với những công nghệ cũ. Tôi cưỡng
lại việc chuyển sang một máy Palm Pilot mới vì tôi đã lưu tất cả số điện thoại trong
chiếc sổ tay điện tử Sharp Wizard cổ lỗ sĩ. Hay ở mức độ tổng quát hơn, giới công
nhân và giới chủ của những ngành công nghiệp cũ sẽ cấu kết để đòi hỏi bảo hộ chống
lại công nghệ mới. Nếu công nghệ mới du nhập từ nước ngoài, điều này thường thể
hiện qua việc bảo hộ chống lại những mặt hàng nhập khẩu có sức cạnh tranh làm bằng
công nghệ mới, hiệu quả hơn. Nhóm có lợi ích cố hữu trong công nghệ cũ có thể bao
gồm cả lãnh đạo chính phủ. Các quan chức chính phủ có thể cho rằng công nghệ mới
sẽ làm lung lay quyền lực của mình. Một ví dụ cụ thể là sự đóng của của Trung Hoa
dưới triều Minh, cũng như việc Trung Quốc ngày nay kiềm chế sự sử dụng Internet.
Những lợi ích cố hữu này có thể mạnh đến mức ngăn cản đáng kể quá trình tăng
177